CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ
1.3. BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở MÔT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
1.3.4. BHYTcho ngƣời nghèo ở Thái Lan
Trƣớc khi thực hiện chƣơng trình bảo hiểm toàn dân, ở Thái Lan tồn tại nhiều chƣơng trình đặc trƣng cho ngƣời nghèo gồm:
- LIS (Low income scheme): Bắt đầu vào năm 1975 để bảo vệ ngƣời nghèo (những ngƣời có thu nhập dƣới mức chuẩn nghèo). Vào năm 1994 chƣơng trình này đƣợc mở rộng cho độ tuổi lớn hơn, trẻ em dƣới 12 tuổi, ngƣời tàn tật, cựu chiến binh và cả các thầy tu, và đƣợc đổi tên thành MWS (Medical Welfare Scheme).
- Những chƣơng trình miễn phí (Fee exemption scheme): Bắt đầu trƣớc LIS , chỉ đƣợc áp dụng tại các cơ sở y tế công cộng và đƣợc quyết định thận trọng bởi các nhân viên y tế.
- Chƣơng trình thẻ y tế (Health card scheme): Đƣợc thực hiện nhƣ 1 phần của chiến lƣợc PHC nhƣng đƣợc phát triển sau nhƣ một cơ chế tài chính để trang trải cho các gia đình cận nghèo. Các hộ gia đình nộp 500 Bạt và Chính phủ trợ cấp 500 Bạt (tăng lên 1000 bạt trƣớc khi chƣơng trình bị chấm dứt) cho 5 thành viên trong gia đình mỗi năm.
Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này đạt hiệu quả không cao do các khoản hỗ trợ từ các chƣơng trình này không đủ để trang trải cho ngƣời nghèo và không loại trừ đƣợc những ngƣời khác không thuộc diện nghèo. Tài chính không đầy đủ đặc biệt là khi so sánh với các chƣơng trình khác (Chƣơng trình ASXH - Social Security Scheme – SSS và Chƣơng trình CSSK công dân - civil servant medical benefit scheme – CSMBC). Thêm vào đó, chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho ngƣời nghèo không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu cùng với sự phân biệt đối xử và bị xã hội kì thị là những rào cản rất lớn trong việc tiếp cận BHYT của những ngƣời nghèo.Với
việc thực hiện các chƣơng trình này thì vẫn còn khoảng 30% dân số còn lại vẫn không đƣợc bảo vệ.
Thái Lan đã dừng các chƣơng trình BHYT tự nguyện trên và thay bằng chƣơng trình “30 bath”, thực hiện cấp thẻ vàng (“golden card”) để đảm bảo KCB cho khoảng 48 triệu ngƣời không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc. Năm 2003, Chính phủ Thái Lan đảm bảo ngân sách chăm sóc sức khoẻ với mức 1300 bat (năm 2003) cho mỗi ngƣời đƣợc cấp thẻ vàng. Thái Lan tuyên bố đã đạt đƣợc mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân vào năm 2002 (UC). Chƣơng trình này có những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:
- Về đối tƣợng hƣởng : Công dân Thái không đƣợc bảo vệ các chƣơng trình ASXH và chƣơng trình trợ cấp y tế cho ngƣời dân
- Về các gói trợ cấp:
Gói toàn diện bao gồm dịch vụ phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ cá nhân Danh sách loại trừ đƣợc tối thiếu hoá
ARV đƣợc tính đến từ năm 2006 nhƣng điều trị cho giai đoạn cuối vẫn bị loại trừ
- Về mặt tài chính, chính phủ thực hiện đồng chi trả ở mức tối thiểu là 30 bạt (0.85$) cho mỗi lần cấp cứu hoặc nhập viện (phƣơng thức này đã đƣợc bãi bỏ kể từ tháng 11 năm 2006). Ngân sách đƣợc tính toán và thu trên cơ sở bình quân đầu ngƣời.
- Về các phƣơng thức thanh toán: Có 3 phƣơng thức thanh toán chủ yếu
Trợ cấp cho chăm sóc ngoại trú và DRG với ngân sách toàn cầu cho nằm viện.
Định suất đối với hoạt động thanh toán (phí dịch vụ) cho y tế dự phòng và các dịch vụ tăng cƣờng sức khỏe.
Thanh toán bổ sung cho cơ sở y tế sử dụng các công cụ và phƣơng pháp điều trị có chất lƣợng cao hơn, tốt hơn.
Mặc dù về mặt bản chất, UC là một chƣơng trình bao phủ toàn dân nhƣng trên thực tế, đây là một chƣơng trình hỗ trợ ngƣời nghèo.Với chƣơng trình này, tỉ lệ ngƣời nghèo và cận nghèo đƣợc bảo vệ tăng lên nhanh chóng (từ 11% lên 50%).