Đối với cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 112 - 124)

2.3.1 .Các quy định pháp lý về BHYTcho ngƣời nghèo ở Việt Nam

3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO

3.4.4. Đối với cơ quan BHXH

Tăng cƣờng, đẩy mạnh vệc đƣa BHYT tại các cơ sở y tế cấp xã để BHYT đến gần hơn với ngƣời nghèo bằng việc triển khai kí hợp đồng KCB BHYT tại 100% số xã phƣờng trong cả nƣớc.

Tổ chức cấp phát thẻ BHYT cho ngƣời nghèo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác dựa trên cơ sở thống kê danh sách số ngƣời nghèo tại địa phƣơng đã đƣợc cơ quan BHXH phối hợp với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội kiểm tra, thẩm định, đối chiếu chi tiết để in ấn, cấp phát thẻ cho ngƣời nghèo kịp thời, chính xác, tránh để xảy ra hiện tƣợng mua trùng lặp, mua sai loại đối tƣợng.

Thẻ BHYT cho ngƣời nghèo nên kéo dài thời hạn sử dụng để vừa giảm chi phí in ấn, phát hành thẻ, đồng thời tránh tái nghèo đối với hộ vừa thoát nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Từ thực tế phân tích thì đối tƣợng ngƣời nghèo thƣờng không có giấy tờ tùy thân do làm mất hoặc kê khai không thống nhất làm sai lệch thông tin trên thẻ BHYT làm cho bệnh nhân nghèo không đƣợc chi trả trợ cấp mặc dù có thẻ BHYT do đó cần cấp thẻ BHYT có ảnh để đảm bảo ngƣời nghèo đƣợc hƣởng đầy đủ quyền lợi.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần nghiên cứu cải cách hành chính trong thủ tục thanh toán BHYT theo hƣớng chặt chẽ, gọn nhẹ, rõ ràng nhƣng không gây phiền hà; thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra chất lƣợng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp, kiểm tra cả chi phí và chất lƣợng chuyên môn. Tăng cƣờng giám định tại các cơ sở KCB nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi về BHYT cho ngƣời nghèo. Các giám định viên BHYT tại các bệnh viện phải phối hợp chặt chẽ với y, bác sỹ của bệnh viện thực hiện cải cách các thủ tục, thực hiện đúnh quy trình quy định, công khai hóa các thủ tục và tận tình chu đáo trong hƣớng dẫn cũng nhƣ giải quyết các vấn đề có liên quan khi ngƣời nghèo đến KCB.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần học tập kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới về vấn đề giám sát chất lƣợng dịch vụy tế vì ở nƣớc ngoài có hẳn một bộ phận chuyên giám sát những chỉ định của bác sĩ, nếu những chỉ định nào không đúng, không hợp lý mà bệnh viện không lý giải đƣợc thì bệnh viện phải chịu về số chi phí đó. do hiện nay tại nƣớc ta những chỉ định của bác sĩ chƣa đƣợc giám sát chặt nhất là những cơ sở y tế ngoài công lập vì khi bác sĩ lạm dụng chỉ định cho chụp CT, xét nghiệm chuyên sâu hoặc “phóng tay” cho nhiều loại thuốc đắt tiền làm tăng chi phí KCB cho những bệnh nhân nghèo.

Tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý chi phí KCB ngay tại các TYT cơ sở, có

sự liên kết, kết nối dữ liệu ngay từ khâu khai thác, phát hành thẻ BHYT, phân bổ quỹ KCB, giám định chi phí KCB và thanh quyết toán với cơ sở KCB. Phần mềm giám định chi phí KCB tại cơ sở KCB cần có sự kết hợp với ngành y tế để tạo sự thống nhất giữa hai cơ quan. Việc thực hiện “ tin học hóa” tại TYT, không chỉ giúp các Trạm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn mà còn tạo mối liên kết hoạt động chặt chẽ giữa các TYT với Trung tâm y tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn sẽ mang lại thuận lợi lớn trong việc chuyển tải các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, nội dung các chƣơng trình dự án, công tác phòng chống dịch bệnh về các xã, phƣờng kịp thời. Qua đó, tiết kiệm thời gian đi lại trao đổi thông tin cho các trạm. Đồng thời, cách quản lý qua hệ thống này cũng giúp Trung tâm y tế rút ngắn đƣợc thời gian chờ đợi, báo cáo từ tuyến cơ sở gửi lên, nắm bắt tình hình nhanh hơn mà không cần hội họp nhiều. Hàng quý thanh toán chi phí KCB BHYT với cơ quan BHXH nhanh gọn, chính xác. với chƣơng trình thống kê chi phí KCB BHYT, nếu có hệ thống việc lập danh sách, kiểm tra thuốc, dịch vụ kỹ thuật…thực hiện trong tháng đƣợc tính chính xác. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở TYT sẽ tạo động lực thúc đẩy các nhân viên y tế học tập nâng cao kiến thức tin học, từ đó tăng hiệu suất làm việc và tạo đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động chuyên môn đồng thời mang lại hiệu quả đƣa y tế cơ sở đến gần dân hơn.

Đầu tƣ công tác y tế dự phòng: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói từ đời xƣa nhƣng đến nay giá trị của nó không đổi và vĩnh hằng.Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, chỉ cần tốn 1 USD cho công việc dự phòng, sẽ giúp tiết kiệm hơn 10 - 100 USD chi phí điều trị. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần quan tâm đến vấn đề này bằng những biện pháp cụ thể nhƣ sau:

- Thực hiện việc trích lại một phần quỹ KCB tại những cơ quan có số lƣợng lao động lớn (trên 500 lao động) (trƣớc kia là trích lại 5% tổng số tiền nộp BHYT cả năm) và trƣờng học để thực hiện việc CSSK ban đầu cho học sinh, sinh viên.

- Đầu tƣ cho công tác tuyên truyền những căn bệnh phổ biến thông thƣờng nhƣ cảm cúm, đau bao tử, …và vệ sinh an toàn tránh nhiễm bệnh.

Xây dựng mạng lƣới BHXH cơ sở tại tuyến xã, phƣờng để tạo thành một hệ thống BHXH bao gồm 4 cấp hoàn chỉnh từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Việc xây dựng thêm mạng lƣới BHXH cấp 4 này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công các chính sách của nhà nƣớc về BHXH, BHYT, đặc biệt là đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa trên cả nƣớc. Riêng đối với chính sách BHYT cho ngƣời nghèo, BHXH cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thống kê chính xác số hộ nghèo cũng nhƣ sự biến động; cấp thẻ BHYT miễn phí chính xác, đúng thông tin của mỗi đối tƣợng; bám sát địa bàn, trực tiếp thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách về BHYT miễn phí cho ngƣời nghèo cũng nhƣ quyền lợi của họ; hƣớng dẫn ngƣời có thẻ BHYT miễn phí khi ốm đau đi KCB theo đúng thủ tục, đúng tuyến, giải đáp thắc mắc và can thiệp kịp thời khi các cơ sở y tế gây khó khăn, phiền nhiễu để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời bệnh tạo lòng tin của họ vào BHYT. Việc bố trí số lƣợng cán bộ làm công tác BHXH tùy theo số lƣợng dân cƣ tình trạng dân cƣ và khu vực địa lý mà phân bổ phù hợp, cùng với đó là phải có chế độ phụ cấp, lƣơng thƣởng thích hợp để đạt đƣợc hiệu quả.

KẾT LUẬN

BHYT là một phạm trù KT - XH tất yếu của xã hội phát triển. Tổ chức thực hiện BHYT không chỉ giải quyết các quan hệ phát sinh trong nội tại của lĩnh vực thanh toán chi phí y tế và cơ cấu ngân sách y tế, mà còn giải quyết vấn đề KT - XH của mỗi quốc gia. Trong quan điểm của mình về y tế, Đảng đã chỉ rõ: trong xã hội ta, mọi ngƣời nghèo đều phải đƣợc KCB và chăm sóc chu đáo. Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến những hộ nghèo trong xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc luôn chú trọng đầu tƣ phát triển KT - XH ở các vùng nghèo, đặc biệt là 62 huyện nghèo của cả nƣớc, nhằm từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao mức hƣởng phúc lợi xã hội cũng nhƣ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn Quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định đƣợc sự ƣu việt, tính hợp lý song cũng bộc lộ những vấn đề cần đƣợc hoàn thiện cả về chính sách cũng nhƣ tổ chức thực hiện. Để phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu CSSK toàn diện cho tất cả đối tƣợng nghèo thì phải kết hợp nhiều yếu tố về chính sách, mối quan hệ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan, nhân sự thực hiện công tác BHYT.

Dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta đã phần nào thấy đƣợc những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những vƣớng mắc còn tồn tại, cần có những biện pháp thích hợp để phát triển BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn tới nhƣ: Đảng và Nhà nƣớc cần có những biện pháp hữu hiệu giúp ngƣời nghèo thoát nghèo và tránh tái nghèo trở lại. Khi mà mức sống của ngƣời nghèo phần nào đƣợc cải thiện, khi đó mới có thể thực hiện tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ theo hƣớng công bằng và hiệu quả. Đối với việc triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ, KCB cho ngƣời nghèo cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ban, ngành liên quan trong việc xác định số hộ nghèo, công tác KCB và BHYT cho ngƣời nghèo, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu,… trong quá trình tổ chức thực hiện. Ngoài ra, cần xây dựng một hệ thống Y tế Nhà nƣớc vững

mạnh, đặc biệt là y tế cơ sở: thôn, bản, xã , huyện nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu KCB ngày càng cao của ngƣời dân nói chung cũng nhƣ ngƣời nghèo nói riêng. Cần mở rộng, cải thiện, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đa dạng hoá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng của hệ thống cơ sở y tế; đổi mới và tăng cƣờng công tác quản lý bệnh viện và bổ sung hệ thống KCB sao cho đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Tăng cƣờng sự đầu tƣ của Nhà nƣớc cũng nhƣ thu hút những nguồn kinh phí khác từ cộng đồng xã hội thông qua ủng hộ, quyên góp, từ thiện, …, phát triển BHYT và tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2020, nhằm thực hiện nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít ”, mở rộng quan hệ quốc tế, khuyến khích và quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khoẻ và KCB của các cá nhân, tổ chức.

Từ bài nghiên cứu này cho thấy, vấn đề chăm sóc, KCB và thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo đang là những vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Cùng với các chính sách khác trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đề ra, BHYT cho ngƣời nghèo góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, nhờ đó làm tăng trƣởng nền kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Vì vậy, cần đƣa ra các giải pháp mang tính khả thi, đem lại hiệu quả tích cực nhằm phát triển BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam, hƣớng tới mục tiêu xây dựng đất nƣớc “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình Bảo hiểm, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Các văn bản pháp quy về chính sách, chế độ BHYT hiện hành ở Việt Nam 3. Tạp chí BHXH Việt Nam

4. Dự thảo “chiến lƣợc phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2010” 5. Chiến lƣợc về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 6. Niên giám thống kê y tế

7. Tổng cục thống kê

8. ILO, Series: social security extension initatives in east asia, Indonesia: Providing health insurance for the poor

9. Dr Pongpisut Jongudomsuk, Director of Health Systems Research Institute (HSRI), Universal Coverage Scheme and the poor: Thai experiences

10. Viện Chiến lƣợc và chính sách y tế, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (dự thảo 2)

11. Nghiên cứu, đánh giá Thủ tục hành chính trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT của Vụ Bảo hiểm y tế, tháng 9 năm 2010.

12. Báo cáo giám sát tình hình thực hiện Luật BHYT của Vụ Bảo hiểm y tế tháng 12 năm 2010

13. Bộ y tế, Đề án "Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012- 2015 và 2020".

14. Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2010, 2011, 2012

15. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2013

16. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam 2006 17. Báo cáo quốc gia về phát triển con ngƣời năm 2011

18. Dự thảo “quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2030”

19. PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, Sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo ở Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256- 264

20. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện BHYT toàn dân

21. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 -2020. 22. Các báo chí có chủ đề liên quan:

- Báo Dân trí

- Báo Sức khỏe và Đời sống - Báo Lao động – Xã hội - Báo VnExpress

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tƣợng năm 2011

(Đơn vị: Người) Chỉ số Đối tƣợng đích Có BHYT Tỷ lệ % BHYT Chƣa BHYT Tỷ lệ % chƣa BHYT I. Đối tƣợng có trách nhiệm tham gia BHYT 66.529.387 50.399.870 75,76 16.129.517 24,24 1. Do ngƣời LĐ và NSDLĐ đóng 15.211.486 8.948.041 58,82 6.263.445 41,18 Hành chính sự nghiệp 2.329.158 2.329.158 100 0 Doanh nghiệp và tổ chức khác, trong đó: 12.882.328 6.618.041 51,37 6.264.287 48,63 - Doanh nghiệp nhà nƣớc 1.248.952 - Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.265.500 - Doanh nghiệp tƣ nhân 2.750.060 - Cơ quan, Tổ chức khác 348.871

2. Do BHXH đóng 2.420.000 2.419.914 99,9 86 0,1 Hƣu trí, trợ cấp BHXH 2.420.000 2.419.914 100 86 0 Trợ cấp thất nghiệp 0 3. Do NSNN đóng 29.579.063 27.152.414 91,80 2.426.649 8,20 Cán bộ xã hƣởng trợ cấp từ NSNN 41.431 38.809 93,67 2.622 6,33

Ngƣời có công với

cách mạng 1.851.245 1.851.245 100 0 0

Cựu chiến binh 421.330 401.949 95,40 19.381 4,60 Đại biểu quốc hội,

HĐND 124.294 109.033 87,72 15.261 12,28

Bảo trợ xã hội 916.916 695.442 75,85 221.474 24,15 Ngƣời nghèo, dân tộc

thiểu số 14.374.981 14.116.231 98,20 258.750 1,80 Thân nhân Quân đội,

Công an, Cơ yếu 1.633.240 1.633.240 100 0 0

Trẻ em dƣới 6 tuổi 10.209.304 8.300.143 81,30 1.909.161 18,70

4. Tự đóng và NSNN

hỗ trợ 19.318.839 11.879.501 61,49 7.439.338 38,51

Cận nghèo 6.400.000 1.616.912 25,26 4.783.088 74,74 Học sinh, sinh viên 12.812.221 10.262.589 80,10 2.549.632 19,90

nguyện tham gia BHYT

Tổng số 87.780.706 55.927.447 63,71 31.853.259 36,29

(Nguồn: Báo cáo số 1833/BHXH-CSYT ngày 16/5/2012 của BHXH Việt Nam)

Phụ lục 2: Tình hình thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHYT

TT Tỉnh/thành phố Có Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế và BHXH tỉnh (x=có) Có cán bộ tham mƣu QLNN về BHYT (x=có) 1 An Giang 2 Bà Rịa-V Tàu X X

3 Bạc Liêu Kiêm nhiệm

4 Bắc Cạn X

5 Bắc Giang X X

6 Bắc Ninh X

7 Bến Tre X

8 Bình Dƣơng Kiêm nhiệm

9 Bình Định X X

10 Bình Phƣớc X

11 Bình Thuận X

12 Cà Mau

13 Cao Bằng X X

14 Cần Thơ Kiêm nhiệm

16 Đắk Lắk X

17 Đắk Nông X Kiêm nhiệm

18 Điện Biên X Kiêm nhiệm

19 Đồng Nai X

20 Đồng Tháp Kiêm nhiệm

21 Gia Lai X

22 Hà Giang X Kiêm nhiệm

23 Hà Nam X X

24 Hà Nội X X

25 Hà Tĩnh X X

26 Hải Dƣơng X X

27 Hải Phòng Kiêm nhiệm

28 Hậu Giang Kiêm nhiệm

29 Hòa Bình X X 30 TP HCM Kiêm nhiệm 31 Hƣng Yên X 32 Khánh Hoà X X 33 Kiên Giang X X 34 Kon Tum X X 35 Lai Châu X X 36 Lạng Sơn X X 37 Lào Cai X 38 Lâm Đồng X 39 Long An X

40 Nam Định Kiêm nhiệm

41 Nghệ An X Kiêm nhiệm

42 Ninh Bình Kiêm nhiệm

43 Ninh Thuận X

44 Phú Thọ X Kiêm nhiệm

45 Phú Yên X X

46 Quảng Bình X

47 Quảng Nam X

48 Quảng Ngãi Kiêm nhiệm

49 Quảng Ninh X X

50 Quảng Trị X

51 Sóc Trăng Kiêm nhiệm

52 Sơn La Kiêm nhiệm

53 Tây Ninh X

54 Thái Bình X

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 112 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)