Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay các Doanh nghiệp cần xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng thông qua việc bảo vệ uy tín của mình trong chính những sản phẩm, những dịch vụ hoặc bằng việc giữ vững lời hứa với khách hàng trong các giao dịch. Uy tín đóng vai trò quan trọng tới sự thành bại của các Doanh nghiệp, do đó việc giữ vững và nâng cao uy tín đã trở thành mục tiêu chiến lƣợc của các Doanh nghiệp.
Khái niệm uy tín đã đƣợc nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực kinh tế, uy tín đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với chất lƣợng sản phẩm và giá thành sản phẩm (Shapiro, 1983; Wilson, 1985) vì uy tín Doanh nghiệp là một dấu hiệu tƣợng trƣng cho chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ nên khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những Doanh nghiệp có uy tín cao.
Trong lĩnh vực tiếp thị, uy tín đƣợc xem nhƣ là một tài sản thƣơng hiệu (Aaker, 1996) và là sự tín nhiệm đối với Doanh nghiệp (Herbig và cộng sự, 1994). Theo Barnett và cộng sự (2006) thì uy tín đƣợc định nghĩa là sự đánh giá dựa trên khả năng tài chính, mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và xã hội của Doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định.
Trong lĩnh vực ngân hàng, việc nâng cao uy tín ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục vụ khách hàng. Trong thị trƣờng hiện nay, việc phát triển và mở rộng nhanh chóng các ngân hàng đã làm cho khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Do đó các ngân hàng cần cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh cũng nhƣ một uy tín riêng để chiếm lĩnh đƣợc nhận thức và tâm trí khách hàng. Trong nghiên cứu này, khái niệm uy tín tổ chức đƣợc xác định bằng việc đánh giá những điều công
18
ty cam kết và những điều cam kết công ty thực sự thực hiện. Thang đo đo lƣờng khái niệm này đƣợc kế thừa từ thang đo “Uy tín tổ chức” trong nghiên cứu của Nha Nguyen và Gaston Leblanc (2001) trong lĩnh vực dịch vụ.