Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu tác động của các yếu tố nguồn lực nhà cung cấp lên giá trị dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng (Trang 51 - 52)

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ kiện rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau đƣợc xem xét dƣới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ đƣợc tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (Factor loading). Hệ số này cho ngƣời nghiên cứu biết đƣợc mỗi biến đo lƣờng sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Các tiêu chuẩn dùng để áp dụng cho phân tích nhân tố bao gồm:

Phân tích nhân tố dựa trên mối quan hệ giữa các biến vì vậy trƣớc khi sử dụng phân tích nhân tố cần xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lƣờng, sử dụng ma trận hệ số tƣơng quan để nhận biết mức độ quan hệ giữa các biến. Nếu hệ số tƣơng quan nhỏ (< 0.3) sử dụng không phù hợp.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tƣơng quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tƣơng quan phần riêng của chúng (Norusis, 1994). Chỉ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Kaiser (1997) đề nghị KMO  0.9: rất tốt; KMO  0.8: tốt, KMO  0.7: đƣợc; KMO  0.6: tạm đƣợc; KMO  0.5: xấu; và KMO < 0.5: không thể chấp nhận đƣợc. Hệ số KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, trị số này lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1 là điều kiện để phân tích nhân tố là thích hợp.

Đánh giá thang đo là nhân tố trọng số và tổng phƣơng sai trích, với thang đo đơn biến hay nhiều biến đo lƣờng trong thực tiễn nghiên cứu lớn hơn hay bằng 0.5 là chấp nhận đƣợc, tức là tổng phƣơng sai trích không nhỏ hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Hệ số tải nhân tố (factor loading) của biến quan sát cho thấy biến nào nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của nhân tố xét theo mô hình EFA (Exploratory Factor Analysis), hệ số tải có trọng số lớn hơn 0.4 đƣợc xem là quan trọng và nếu lớn hơn 0.5 đƣợc xem là có ý nghĩa thiết thực.

Kiểm định theo tiêu chí eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong xác định số lƣợng nhân tố, với tiêu chuẩn này số lƣợng nhân tố đƣợc xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1).

39

Sau khi chạy nhân tố, thỏa điều kiện nhƣ KMO lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1, phƣơng sai trích lớn hơn 50%, hệ số eigenvalue không nhỏ hơn 1. Bƣớc kế tiếp là thực hiện kiểm định giả thuyết nhân tố, xem xét số lƣợng nhóm nhân tố và các biến đã đúng với nhóm theo lý thuyết hay không, đồng thời xem xét nguyên nhân gây ra sai lệch so với giả thuyết.

Một phần của tài liệu tác động của các yếu tố nguồn lực nhà cung cấp lên giá trị dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng (Trang 51 - 52)