Chế độ ưu đãi cho các cán bộ quản lý DNNN thực hiện cổ phần hóa

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 44 - 45)

ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

3.4.3. Chế độ ưu đãi cho các cán bộ quản lý DNNN thực hiện cổ phần hóa

nay vẫn chưa tìm ra được phương hướng xử lý các khoản nợ không rõ nguồn gốc tồn tại từ nhiều năm để tiến hành cổ phần hóa. Ngoài ra, việc đưa toàn bộ các khoản nợ đã được đối chiếu xác nhận vào xác định giá trị doanh nghiệp là không phù hợp. Chúng ta dễ dàng thấy rằng trong điều kiện các DNNN mắc nợ dây dưa lẫn nhau như hiện nay, nhiều khoản nợ mặc dù có đầy đủ chứng từ hợp lệ và được con nợ ký tên xác nhận nhưng việc thu các khoản nợ này lại rất khó khăn và mất thời gian thì rõ ràng là nó sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN tiến hành cổ phần hóa, Nhà nước cần quy định cụ thể và hợp lý hơn các giải pháp xử lý công nợ như: đối với các khoản công nợ không rõ nội dung và nguồn gốc đã tồn tại từ nhiều năm trên sổ sách (do yếu tố lịch sử để lại) thì cho phép doanh nghiệp đưa vào kết quả kinh doanh để giảm trừ nguồn vốn chủ sở hữu trước khi tiến hành cổ phần hóa; đối với các khoản nợ khó đòi thì tiếp tục cho phép doanh nghiệp không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp như quy định hiện hành; đối với các khoản nợ dây dưa, quá hạn (đã được xác nhận, đối chiếu) thì thực hiện cơ chế bán nợ hoặc cho phép không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sắp xếp lại công nợ, làm cho các khoản nợ đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp có đầy đủ giá trị và tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hóa đủ sức hấp dẫn người đầu tư.

3.4.3. Chế độ ưu đãi cho các cán bộ quản lý DNNN thực hiện cổ phần hóa hóa

Những quy định hiện hành chưa tạo được cơ chế khuyến khích các cán bộ quản lý DNNN tích cực tiến hành công tác cổ phần hóa. Theo quy định tại khoản

5 điều 8 Nghị định 44/1998/NĐ-CP, giám đốc và phó giám đốc các doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông trong doanh nghiệp. Quy định này đã tước đi những quyền lợi chính đáng mà lẽ ra họ được hưởng như những người lao động bình thường khác, đó là được mua cổ phần giá ưu đãi theo mức 10 cổ phần trên một năm làm việc cho Nhà nước. Để tạo sự công bằng và khơi dậy lòng nhiệt tình của các cán bộ quản lý doanh nghiệp, Nhà nước cần bỏ quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần quan tâm hơn đến các quyền lợi chính

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 44 - 45)