Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 25 - 29)

TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các DNNN luôn cố gắng đảm trách vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các DNNN trong ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, xây dựng… đã thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa sống còn cho đất nước như: điện, than, xi-măng, sắt thép, các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống… mà các thành phần kinh tế khác chưa đủ sức làm.

Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN có xu hướng ngày càng chậm lại: theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong thời kỳ 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân của các DNNN là 11,7%, gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế, đến năm 1997 chỉ còn 1,2 lần; riêng ngành công

TP

nghiệp chỉ bằng 0,8 lần so với tốc độ chung của ngành. Hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng giảm dần: năm 1995, 1 đồng vốn nhà nước tạo ra được 3,46 đồng doanh thu, 0,16 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 1997 chỉ còn tương ứng là 3 đồng doanh thu và 0,12 đồng lợi nhuận. Tỉ trọng DNNN bị thua lỗ năm 1995 là 16%, năm 1997 lên đến 22%. Số lao động dư thừa cũng tăng dần lên: năm 1995 là 15%, năm 1997 tăng lên mức 28%.

Năm 1998, hiệu quả hoạt động của các DNNN giảm sút hơn. Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (nay là Cục Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính), năm 1998 chỉ có 37% số DNNN làm ăn có hiệu quả, 38,5% hoạt động không có hiệu quả, 24,5% còn lại thua lỗ nặng. Phần lớn DNNN thua lỗ là các doanh nghiệp địa phương. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1998, các doanh nghiệp địa phương có số lỗ lũy kế là 5.803 tỷ đồng, nợ khó đòi là 1.583 tỷ đồng (bằng 27% tổng số vốn của các doanh nghiệp này). Các địa phương có số DNNN kinh doanh kém hiệu quả cao nhất là Nam Định 46%, Thái Bình 35%, Hà Nam 33%, Hải Phòng 31%, Bà Rịa – Vũng Tàu 21%… Các DNNN bị lỗ 3 năm liền chiếm 6,2% số doanh nghiệp với số vốn chiếm 3,8%, doanh thu chiếm 1,7%; số lỗ luỹ kế bằng 38% số vốn của các doanh nghiệp này.

Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động của các DNNN năm 1995-1998 Đơn vị: %

Chỉ tiêu 1 995 1 997 1 998

Tỷ trọng GDP của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế 4 0,18 4 0,48 4 0,07 Tỷ lệ DNNN bị lỗ 1 6,49 2 2,00 2 4,50 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN 0

,16

0 ,12

0 ,12 Tỷ suất nộp ngân sách trên vốn 0 0 0

,27 ,33 ,28 Nguồn: Bộ Tài chính

Năm 1999, theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương thì số lượng DNNN hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 40,3%, số còn lại hoạt động không hiệu quả (xem bảng 2.3). Về hiệu quả sử dụng vốn, bình quân 1 đồng vốn Nhà nước chỉ tạo ra được 0,11 đồng lợi nhuận, giảm so với các năm trước (xem đồ thị 2.1).

Bảng 2.3: Hiệu quả hoạt động của các DNNN năm 1999

Tỷ trọng % Chỉ tiêu Số lượng DNNN Tổng số vốn N. nước Doanh thu Lãi Nộp ngân sách Tổng số 100 100 100 100 100 Có hiệu quả 40,3 71,5 70,8 94,1 82,6

Chưa có hiệu quả 44,0 22,9 23,3 5,9 13,5 Không có hiệu quả 15,7 5,6 5,9 0 3,9 Nguồn: Bộ Tài chính

Đồ thị 2.1: Hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại các DNNN 1995-1999

0.16 0.12 0.12 0.11 0.12 0.12 0.11 0.26 0.27 0.33 0.28 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 1995 1997 1998 1999

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước Tỷ suất nộp ngân sách trên vốn Nhà nước

Về khả năng cạnh tranh, hàng hóa do các DNNN sản xuất ra có giá thành cao (xem bảng 2.4) nhưng chất lượng lại thua kém nhiều so với hàng hóa của các nước trên thế giới và hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có những mặt hàng như xi măng, sắt, thép, bột giặt, chất tẩy rửa… trước đây do các DNNN độc quyền sản xuất nên hàng tiêu thụ rất nhanh bất chấp giá cao hay thấp nhưng khi có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này thì các DNNN đã bị yếu thế. Ví dụ: thị phần tiêu thụ của Tổng công ty Xi măng đã bị giảm xuống chỉ còn 50-52%, các doanh nghiệp khác chiếm 48-50%. Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhà hàng, các DNNN không chỉ thua kém các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn thua cả các doanh nghiệp khác trong nước. Hiện nay, chỉ còn những ngành mà Nhà nước gần như nắm độc quyền như điện lực, bưu chính viễn thông, bảo hiểm mới phát triển mạnh. Trên thị trường thế giới, hàng hóa của Việt Nam thường thua kém so với hàng hóa các nước khác như gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may… Có những mặt hàng như thuỷ sản do không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nên rất hạn chế vào các thị trường cao cấp như EU, Mỹ…

Bảng 2.4: Giá thành sản xuất một số sản phẩm trong nước so với giá nhập khẩu (Quý I/99)

Tên sản phẩm Giá thành sản xuất (USD/tấn) Giá nhập khẩu (USD/tấn) Giá thành xuất xưởng cao hơn (%)

Xi măng 50 – 60 40 – 50 20 – 50 Đường RS 360 – 400 260 – 300 20 – 50 Thép xây dựng 300 260 – 280 10 – 12 Phân urê 160 – 180 115 – 125 30 – 40

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 254/7, 1999, trang 23

Trong các DNNN, tình trạng hàng tồn kho kém mất phẩm chất với số lượng lớn khá phổ biến, các doanh nghiệp không có biện pháp xử lý kịp thời mà thường treo lại trông chờ vào Nhà nước gây ứ đọng vốn và phát sinh chi phí bảo

quản, cất giữ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tổng giá trị sổ sách của vật tư, hàng hóa kém phẩm chất trong các DNNN tại thành phố Hồ Chí Minh là 2.256 tỷ đồng, chiếm 10% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Các Tổng công ty 91 có lượng hàng tồn kho là 4.164 tỷ đồng, riêng 2 Tổng công ty mía đường I và II đã tồn kho 1.000 tỷ đồng, Tổng công ty Xi măng tồn kho 500 tỷ đồng, ngành dệt may tồn kho 500 tỷ đồng…

Về khả năng thanh toán nợ, nhiều DNNN có khả năng thanh toán nợ rất kém, thậm chí không có khả năng thanh toán nợ như Tổng công ty Dâu tằm tơ, 74% các nhà máy đường địa phương không có khả năng trả nợ đúng hạn đã buộc Thủ tướng Chính phủ phải có quyết định xử lý một số vấn đề tài chính để các doanh nghiệp này thoát khỏi phá sản. Đến nay, chỉ có 50% số nhà máy xi măng lò đứng của các địa phương trả được 10-20% số nợ phải trả. Các nhà máy bia, gạch tuy-nen của địa phương cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 25 - 29)