Giải quyết các vấn đề tài chính sau khi cổ phần hóa

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 48 - 50)

ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

3.4.7. Giải quyết các vấn đề tài chính sau khi cổ phần hóa

Theo quy định hiện hành, khi xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa phải kê khai riêng các tài sản không cần dùng, tài sản không có khả năng phục hồi để có biện pháp xử lý. Khi doanh nghiệp đã chuyển thành CTCP mà các tài sản này chưa được bán đấu giá (hoặc thanh lý) thì cơ quan ra quyết định cổ phần hóa ủy quyền cho doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý hộ; chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm cổ phần hóa, cơ quan ra quyết định cổ phần hóa phải tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý) để thu hồi vốn. Nhưng trên thực tế thì các tài sản này thường rơi vào tình trạng vô chủ. Cơ quan ra quyết định cổ phần hóa thường không tích cực tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý) mà cứ để dây dưa làm cho doanh nghiệp cổ phần hóa phải chi các khoản chi phí bảo quản, bị chiếm mặt bằng, kho bãi… Ví dụ: ở Công ty Kỹ nghệ lạnh, các tài sản không cần sử dụng bỏ ra ngoài khi xác định giá trị doanh nghiệp có giá trị ghi sổ 12 tỷ đồng; các tài sản này đã nằm tại kho của công ty 2 năm mà vẫn chưa được xử lý. Tại các doanh nghiệp cổ phần hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, các tài sản không cần sử dụng, chờ thanh lý và công nợ khó đòi để ngoài giá trị doanh nghiệp có giá trị ghi sổ đến 131 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa của các Bộ, các địa phương và Tổng công ty 91 đều có tình trạng tương tự. Đây là vấn đề nổi cộm sau cổ phần hóa, Nhà nước cần có những quy chế cụ thể hơn và các cơ quan ra quyết định cổ phần hóa cần phải tích cực hơn trong việc xử lý các tài sản này để tránh thất thoát tài sản Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động.

Một vấn đề khác, phần lớn các DNNN sau khi chuyển thành công ty cổ phần bị phân biệt đối xử khi cần vay vốn tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt

là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Khi còn là DNNN, việc vay vốn của các doanh nghiệp này dễ dàng bao nhiêu thì sau khi chuyển thành công ty cổ phần lại càng khó khăn bấy nhiêu. Các ngân hàng thương mại cho rằng nếu DNNN không có khả năng trả nợ thì có thể Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này trả nợ còn công ty cổ phần thì không. Để khuyến khích quá trình cổ phần hóa DNNN cũng như khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cùng phát triển, Nhà nước cần tạo môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước nên chấm dứt chính sách bao cấp cho các DNNN và chuyển sang hình thức đầu tư tài chính, xem DNNN là những đối tượng đầu tư.

Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa gặp phải khó khăn trong việc đào tạo lại nhân viên và giải quyết lao động dôi dư. Theo quy định tại Nghị định 44/1998/NĐ-CP thì doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa được sử dụng một phần tiền bán cổ phần để đào tạo cán bộ và trợ cấp lao động dôi dư. Đây là một chính sách rất cởi mở nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Nhưng trên thực tế thì thủ tục để nhận các khoản tiền này vô cùng khó khăn. Các doanh nghiệp sau khi bán cổ phần phải nộp toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc Nhà nước, còn việc chi trả lại sẽ được xem xét sau. Thông thường, để nhận được khoản tiền chi cho đào tạo nghề, doanh nghiệp phải mang đầy đủ hồ sơ giấy tờ xin xác nhận của các cơ quan: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội và Phòng tài chính doanh nghiệp. Việc xác nhận chỉ mang tính hình thức vì các cơ quan này cũng chỉ xác nhận căn cứ vào hồ sơ mà doanh nghiệp trình lên, nhưng chính thủ tục rườm rà này đã làm cho doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức. Ví dụ: theo quyết định cổ phần hóa ngày 24 tháng 5 năm 1999, Khách sạn Hữu Nghị được sử dụng 266 triệu đồng để trợ cấp cho người lao động dôi dư và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, công ty phải tự ứng tiền ra để trợ cấp cho 13 cán bộ về nghỉ đã lâu mà vẫn chưa được thanh toán

mặc dù họ đã trình danh sách kèm đầy đủ hồ sơ của các cán bộ được giải quyết nghỉ việc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cổ phần hóa nhanh chóng sắp xếp lại hoạt động, các cơ quan chức năng cần tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bỏ bớt những thủ tục mang tính hình thức, khắc phục tính trì trệ, quan liêu. Có như vậy thì chúng ta mới tháo dỡ được rào cản để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN.

3.5. PHÁT HUY TỐI ĐA VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)