ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
3.5.2. Thành lập công ty mua bán nợ thuộc Chính phủ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN xắp xếp lại công nợ trước khi cổ phần hóa, đồng thời tạo một cơ chế giải quyết các tài sản và công nợ tồn đọng mà các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong thời gian qua không đưa vào giá trị doanh nghiệp, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập công ty mua bán nợ
thuộc Chính phủ. Công ty mua bán nợ được thành lập với tư cách là một định chế tài chính trung gian, độc lập và chuyên nghiệp. Nó sẽ thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Tiếp nhận, quản lý, khai thác và bán đấu giá các tài sản không đưa vào giá
trị doanh nghiệp;
- Tiếp nhận, quản lý và tổ chức thu hồi những khoản nợ phải thu khó đòi được
loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp;
- Thực hiện mua các khoản nợ có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, được đối chiếu xác
nhận của các doanh nghiệp có nhu cầu bán nợ để tạo khả năng thanh khoản. Thông qua công ty mua bán nợ, các DNNN thực hiện cổ phần hóa sẽ tiến hành bán các khoản nợ có đủ chứng từ hợp lệ và có khả năng thu hồi nhưng không hấp dẫn các nhà đầu tư (do khả năng thanh khoản thấp), đồng thời chuyển giao các khoản nợ và tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp. Nhờ vậy, tiến trình cổ phần hóa sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Do loại hình hoạt động mua bán nợ còn mới mẻ ở nước ta, Nhà nước cần ban hành một khung pháp lý để tạo hành lang cho công ty mua bán nợ hoạt động, đặc biệt cần quy định rõ việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ và rủi ro liên quan đến các khoản nợ mà công ty này tiếp nhận. Công ty mua bán nợ là một định chế tài chính cần có nhiều vốn, vì vậy Nhà nước cũng cần xem xét đầu tư thỏa đáng, tránh tình trạng thiếu vốn làm cho nó không phát huy được vai trò của mình. Chúng ta cũng thấy rằng, công ty mua bán nợ là một môi trường dễ nảy sinh tiêu cực, vì vậy Nhà nước cần quy định chặt chẽ cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ quản lý công ty.