9 Vietnam Frontier

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 56 - 60)

Đến nay chỉ còn 4 quỹ, trong đó chỉ có Beta Fund và Vietnam Enterprise Investment tiếp tục định hướng làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Bảng 3.1: Các quỹ đầu tư nước ngoài còn đang hoạt động tại Việt Nam

Tên quỹ Thời gian thành lập Nơi đăng Nơi niêm yết Tổng T.sản (tr. USD) C.ty thuộc D.mục Vietnam Enterprise Investment

8/1995 Đảo Caymen Irish Stock

Exchange

26 18

Vietnam Fund 6/1991 Guernsey Irish Stock

Exchange

26 9 Vietnam Frontier Vietnam Frontier

Fund

7/1994 Đảo Caymen Irish Stock

Exchange

34 8

Beta Fund 9/1993 Guernsey Irish Stock

Exchange

20 14

Cộng 106 49

Nguồn: Saigon Country Funds, tháng 8/2000

Việc thiếu các quỹ đầu tư làm thiếu đi chiếc cầu nối quan trọng giữa những người có vốn nhàn rỗi cần đầu tư và các CTCP cũng như các DNNN thực hiện cổ phần hóa đang cần vốn. Các CTCP và các DNNN thực hiện cổ phần hóa

cần huy động vốn của công chúng để phục vụ cho quá trình tái thiết công ty, trong khi đó rất nhiều người có vốn nhàn rỗi lại gặp nhiều bất lợi khi mua cổ phiếu của các doanh nghiệp này (họ không có đủ trình độ nghiệp vụ hoặc không muốn bỏ nhiều thời gian cho các khoản đầu tư …) nên họ đành phải gửi tiết kiệm với mức lãi suất thấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa DNNN, đồng thời giúp cho các CTCP huy động vốn dễ dàng hơn, chúng ta cần thiết phải phát triển các loại hình quỹ đầu tư trong nước và tạo môi trường thuận lợi để thu hút các quỹ đầu tư của nước ngoài vào hoạt động.

3.5.6. Khuyến khích các công ty bảo hiểm tham gia vào quá trình cổ phần hóa DNNN trình cổ phần hóa DNNN

Bảo hiểm là một hình thức đặc biệt của việc tạo lập và phân phối các khoản dự trữ bằng tiền. Các công ty bảo hiểm tạo lập quỹ bảo hiểm và sử dụng quỹ này theo mục đích xác định. Nguồn thu của các quỹ bảo hiểm bao gồm các khoản phí bảo hiểm của những người được bảo hiểm. Sau khi để dự phòng một số tiền cần thiết để chi trả bảo hiểm thường xuyên, số còn lại các công ty bảo hiểm có thể gửi vào ngân hàng lấy lãi, mua cổ phiếu, trái phiếu… Ở nước ta trong thời gian qua, các công ty bảo hiểm chủ yếu sử dụng tiền nhàn rỗi đem gửi ngân hàng và mua trái phiếu Chính phủ chứ chưa đẩy mạnh đầu tư vào cổ phiếu. Trong điều kiện mới hiện nay, Nhà nước cần khuyến khích các công ty bảo hiểm thành lập các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư để tham gia vào thị trường chứng khoán, tham gia vào quá trình cổ phần hóa DNNN. Đây là một giải pháp đúng đắn, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn thu từ bảo hiểm phí của các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, nó còn góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN, phát triển thị trường chứng khoán, thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.5.7. Thành lập công ty đầu tư tài chính Nhà nước

Công ty đầu tư tài chính Nhà nước là một tổ chức tài chính đặc biệt do Nhà nước thành lập, thực hiện chức năng kinh doanh dưới hình thức đầu tư vốn vào các DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Chủ sở hữu của công ty là Nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao. Việc thành lập công ty đầu tư tài chính Nhà nước nhằm các mục tiêu:

- Xóa bỏ sự bao cấp về vốn của Nhà nước cho các DNNN để chuyển sang hình

thức đầu tư tài chính;

- Thay đổi phương thức quản lý vốn Nhà nước từ kiểu quản lý hành chính sang

phương thức kinh doanh thông qua công ty đầu tư tài chính;

- Thực hiện đầu tư vốn Nhà nước vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng vùng, từng khu vực kinh tế;

- Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp

thông qua việc Nhà nước đầu tư vốn, cùng chia sẽ rủi ro và định hướng kinh doanh cho các doanh nghiệp cùng phát triển.

Công ty đầu tư tài chính Nhà nước sẽ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Thay mặt Nhà nước nắm quyền sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh

nghiệp;

- Thông qua việc thực hiện quyền sở hữu vốn để thực hiện phân bổ lại vốn

Nhà nước một cách có hiệu quả;

- Bổ nhiệm và bãi miễn cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp nếu là doanh

người đại diện được cử đến các doanh nghiệp có vốn góp của công ty để tham gia quản lý nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước;

- Quản lý các khoản thu nhập từ vốn đầu tư, sử dụng để tái đầu tư vào các lĩnh

vực;

- Giám sát, kiểm tra các danh mục đầu tư quan trọng và tình hình kinh doanh

của các doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.

Khi công ty đầu tư tài chính Nhà nước được thành lập thì nó sẽ là người tiếp nhận và quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Điều này sẽ giúp công tác quản lý vốn Nhà nước được gọn nhẹ, mang tính chuyên nghiệp, độc lập và có trách nhiệm hơn.

Tóm lại, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong điều kiện mới hiện nay, vấn đề đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cho công cuộc cổ phần hóa. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhanh chóng hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo, lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa. Chúng ta cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật về cổ phần hóa, tiến tới ban hành Luật Cổ phần hóa DNNN; tăng cường chính sách khuyến khích và tháo gỡ khó khăn. Để tạo môi trường thuận lợi cho công tác cổ phần hóa và thúc đẩy các CTCP phát triển, chúng ta cần phát triển các định chế tài chính trung gian, phát huy vai trò của nó trong công tác cổ phần hóa. Chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu nhất cho các CTCP nói chung và các doanh nghiệp cổ phần hóa nói riêng. Ngược lại, cổ phần hóa là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng nhất cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần phát triển thị trường sơ cấp và thị trường phi tập trung để có thể gắn công tác cổ phần hóa với thị trường chứng khoán một cách hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nó là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sắp xếp lại khu vực DNNN và đổi mới toàn bộ nền kinh tế.

Trải qua hơn 9 năm thực hiện cổ phần hóa DNNN, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả hơn trước. Đó là nguồn động viên cho công tác cổ phần hóa ở nước ta. Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua diễn ra còn quá chậm so với kế hoạch đề ra. Luận văn đã đi vào tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình cổ phần hóa, qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN. Các giải pháp chủ yếu chú trọng vào những vấn đề cơ bản nhất như: nâng cao nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa DNNN; hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo cổ phần hóa; hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tăng cường khuyến khích cổ phần hóa; và điều không kém phần quan trọng là việc phát huy tích cực vai trò của các định chế tài chính trung gian trong quá trình cổ phần hóa. Nếu thực hiện các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hóa DNNN, từ đó sẽ nhanh chóng sắp xếp lại các DNNN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung nhằm phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế đất nước.

* * * * * * * * * *

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)