Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 34 - 37)

TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.4.2. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa

Kết quả khảo sát cho thấy các DNNN sau khi chuyển thành CTCP đều hoạt động có hiệu quả hơn trước xét về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và tích lũy vốn. Báo cáo tài chính năm 1999 của hơn 20 DNNN đã cổ phần hóa có thời hạn trên 1 năm (kể cả những doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ) cho thấy doanh thu bình quân của các doanh nghiệp này đã tăng 3 lần so với trước khi cổ phần hóa. Chẳng hạn, CTCP Cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu năm 1999 đạt 179 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với trước khi cổ phần hóa; CTCP Bông Bạch Tuyết doanh thu đạt 86 tỷ đồng so với 55 tỷ đồng trước khi cổ phần hóa… Lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng đã tăng bình quân khoản 2 lần và nộp ngân sách tăng từ 2 đến 2,5 lần so với trước.

Báo cáo tài chính nói trên cũng cho thấy thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp trong năm 1999 tăng khoảng 20% so với năm 1998 (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Điển hình là CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển có mức thu nhập bình quân của nhân viên là 4 triệu đồng/người/tháng, cao hơn nhiều so với mức 1,4 triệu đồng/người/tháng khi chưa cổ phần hóa. CTCP Ong mật thành phố có mức thu nhập bình quân của nhân viên trước khi cổ phần hóa là 0,5 triệu đồng/người/tháng, đến năm 1999 tăng lên mức 1,3 triệu đồng/người/tháng…

Ngoài ra, người lao động trong các doanh nghiệp này còn được hưởng cổ tức bình quân 1-1,8%/tháng, cao hơn so với lãi suất tiết kiệm.

Tại hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian qua, việc làm của người lao động đều được ổn định và có chiều hướng tăng thêm. Do mở rộng sản xuất nên số lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hóa tăng bình quân 12% so với trước. Chẳng hạn, CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An tăng từ 900 người lên 1.400 người; CTCP cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 244 lên 806 người,…

Qua cổ phần hóa, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không những được bảo toàn mà còn tăng thêm. Ngoài ra, cổ phần hóa còn giúp huy động ngày càng nhiều vốn trong xã hội đầu tư vào các doanh nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, thì giá trị phần vốn nhà nước tại 370 DNNN được cổ phần hóa cho đến hết năm 1999 là 1.350 tỷ đồng, nhưng sau khi cổ phần hóa đã thu hút thêm 1.432 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân, đồng thời Nhà nước đã thu lại được gần 715 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và giải quyết một số chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Nhờ số vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài và do tích lũy lợi nhuận, vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa đã tăng 2,5 lần so với trước.

Kết quả thực tế của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là một nguồn động viên to lớn cho quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở nước ta. Nó cho chúng ta thấy được chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước là đúng đắn và cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện.

2.5. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

2.5.1. Tồn tại

Theo đánh giá chung, tiến trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong thời gian qua diễn ra quá chậm. Trong 6 năm từ 1992 đến 1997, tiến trình cổ phần

hóa gần như dậm chân tại chỗ; năm 1998, cổ phần hóa được 100 doanh nghiệp, đạt 40% kế hoạch; năm 1999, cổ phần hóa được 250 doanh nghiệp, đạt 62,5% kế hoạch; năm 2000 (tính đến ngày 13 tháng 12): 155 doanh nghiệp, chỉ bằng 62% của năm 1999 và đạt 22,4% kế hoạch. Sau 9 năm thực hiện cổ phần hóa DNNN, tính đến ngày 13 tháng 12 năm 2000, cả nước có 525 doanh nghiệp được chuyển thành CTCP. Tại một cuộc Hội thảo quốc tế về cổ phần hóa DNNN vào năm 1998, Bộ trưởng Bộ Tài chính cam kết đến cuối năm 2000 sẽ cổ phần hóa được 1.000 DNNN, nhưng thực tế chỉ thực hiện được 52,5% cam kết này. Kết quả cổ phần hóa DNNN các năm được thể hiện qua đồ thị 2.2.

Đồ thị 2.2: Kết quả cổ phần hóa DNNN 1992-2000

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2000-2001, trang 36

Một số địa phương tích cực thực hiện cổ phần hóa trong những năm trước đây như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định … cũng đều chững lại trong năm 2000. Hà Nội trong 2 năm 1998-1999 đã chuyển được 70 DNNN sang CTCP nhưng năm 2000 mới có 9 doanh nghiệp được cổ phần hóa, so với chỉ tiêu 50 doanh nghiệp mà Chính phủ giao hồi đầu năm 2000 thì kết quả này quá thấp.

6 7 250 155 94 114 19 49 31 7 21 10 7 100 180 0 50 100 150 200 250 300 '92 - '95 1996 1997 1998 1999 2000 Cả nước Bộ, ngành Tổng công ty Địa phương

Tỉnh Nam Định đến hết năm 1999 đã thực hiện chuyển 22 DNNN sang CTCP nhưng năm 2000 mới thực hiện được ở 2 doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh những năm trước đây đã đi đầu trong tiến trình cổ phần hóa nhưng đến năm 2000 chỉ mới cổ phần hóa được 63 DNNN, trong đó từ năm 1999 trở về trước đã cổ phần hóa được 45 doanh nghiệp. Năm 2000, thành phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện cổ phần hóa được 18 doanh nghiệp, đạt 32% kế hoạch cổ phần hóa.

Đến cuối năm 2000, vẫn còn nhiều Bộ, ngành, Tổng công ty 91 và địa phương chưa triển khai cổ phần hóa. Trong số 31 bộ, ngành có DNNN mới có 7 bộ ngành có doanh nghiệp cổ phần hóa. Con số này tại các địa phương là 49/61 và các tổng công ty 91 là 11/17. Một số Bộ, ngành, địa phương đưa ra kế hoạch cổ phần hóa mang tính chất hình thức, đối phó, thực chất là họ còn muốn giữ lại các DNNN do mình quản lý.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện mới hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)