Các văn bản do Hồ Chí Minh ký

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 37 - 41)

1. Sắc lệnh số 35 ngày 20-9-1945

“ Thay mặt cụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời” Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký tại Hà Nội ra sắc lệnh:

Điều thứ 1: Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả các nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân phải tôn trọng không đƣợc xâm phạm” [ 104]

2. Sắc lệnh số 65 ngày 23-1-1945

Sắc lệnh do Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký tại Hà Nội về việc bảo tồn cổ di tích và giao cho Đông Dƣơng Bảo cổ học viện nhiệm vụ: "bảo tồn tất cả cổ di tích trong toàn cõi Việt Nam. trong đó có:

Điều thứ 4: Cấm phá huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện thành, quách cùng lăng mộ chƣa đƣợc bảo tồn. Cấm phá huỷ những ki ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất tôn giáo hay không nhƣng có lợi ích cho lịch sử mà chƣa đƣợc bảo tồn. [103 ]

3. Sắc lệnh số 22 CNV/CC ngày 18-12-1946

Sắc lệnh do Hồ Chí Minh ký về những ngày nghỉ tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo. Trong đó:

Điều thứ nhất: Những ngày tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo ấn định trong bảng đính theo sắc lệnh này, sẽ đƣợc coi là ngày lễ chính thức.

Trong những ngày ấy, các công sở trong toàn quốc sẽ đóng cửa và sẽ cử nhân viên để phụ trách công việc thƣờng trực.

Điều thứ hai: Những viên chức công nhật tòng sự tại các công sở có quyền đƣợc hƣởng lƣơng trong các ngày nghỉ chính thức.

Với bản phụ đính kèm theo

Bảng kê

Những ngày nghỉ tết, kỷ niệm và lễ tôn giáo

Tên những ngày tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo Ngày tháng Số ngày nghỉ Dương lịch Âm lịch I. Những ngày tết Nguyên đán dƣơng lịch 1 tháng 1 Một ngày Nguyên đán âm lịch 1 tháng 1 4 ngày(ngày

trƣớc tết và 3 ngày đầu ) - Hai Bà Trƣng 5 tháng 2 Một ngày - Hùng Vƣơng 10 tháng 3 Một ngày - Lễ lao động 1 tháng 5 Một ngày - Trần Hƣng Đạo 20 tháng 8 Một ngày

- Việt Nam độc lập 2 tháng 9 Một ngày

-Những ngày lễ tôn giáo a.Phật giáo

- Sinh nhật Đức Phật Thích Ca

- Trung Nguyên 15 tháng 7 Một ngày - Lễ Đức Phật thành đạo 8 tháng 12 Một ngày

b. Gia tô giáo

- Lễ phục sinh (Pâyques) tháng 4 Một ngày ( thứ 2)

- Lễ các Thánh (Toussaint)

1 tháng 11 Một ngày

- Thiên chúa giáng sinh (Noel)

25 tháng 12

4. Sắc lệnh số 49 - SL

Đƣợc Hồ Chí Minh ký ngày 18 tháng 6 năm 1949 về quy định chế độ thuế trực thu trong toàn quốc. Trong chƣơng nhất: Thuế điền thổ, mục III: Miễn thuế - Điều 4: Đƣợc miễn thuế 1, 2, 3. "Những nghĩa địa, bãi tha ma, các nền đình, nền đền, nền chùa, nền các nhà thờ đạo Gia-Tô, Cao đài … cơ sở tính cách cộng động và các đát phụ thuộc không có hoa lợi gì.

[102 ]

5. Sắc lệnh về việc miễn thuế đất đai và hoa màu cho các tổ chức tôn giáo năm 1949 năm 1949

Trong mục bất động sản đƣợc miễn thuế, loại miễn thuế vĩnh viễn có ghi: 3) những tha ma, nghĩa địa, đình đền, chùa, nhà thời đạo gia tô, cao đài… có tính cách công cộng và các nhà đất phụ thuộc không có hoa lợi gì .

4) Các nhà cửa thuộc các đoàn thể Công giáo,Phật giáo… dùng vào việc dạy học, cứu thƣơng, cứu tế không lấy tiền và các sâu vƣờn phụ thuộc [ 103]

6. Sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 do Hồ Chí Minh ký về việc ban hành chính sách tôn giáo về việc ban hành chính sách tôn giáo

Có thể nói sắc lệnh này là văn bản có tính pháp luật tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất cho những cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh trên chặng đƣờng đầu tiên xây dựng luật pháp tôn giáo ở Việt Nam.

Sắc lên này gồm 5 chƣơng:

Chƣơng II: Đối với những hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của các tôn giáo.

Chƣơng III: Đối với vấn đề ruộng đất của các tôn giáo.

Chƣơng IV: Quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo. Chƣơng V: Điều khoản thi hành.

Với bản sắc lệnh này Chính phủ cũng nhƣ Hồ Chí Minh đã thể hiện tính chất lâu dài, chân thành của chính sách tôn giáo.

7. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới do Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo ngay trong chương II, mục B mới do Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo ngay trong chương II, mục B (Quyền lợi và nghĩa vụ) đã xác nhận "mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngƣỡng"[ 103]

8. Luật cải cách ruộng đất: Trong mục 4: Đối với ruộng đất của tôn giáo (nhà chung, nhà chùa thánh thất) thì trƣng thu và trƣng mua.Trƣờng hợp giáo (nhà chung, nhà chùa thánh thất) thì trƣng thu và trƣng mua.Trƣờng hợp có mua chính đáng thì trƣng mua.[ 103]

9. Hiến pháp năm 1959 ở trong chƣơng III, Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân. bản của công dân.

Điều 22: Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cƣ trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những ngƣời mất trí và những ngƣời bị toà án hoặc pháp luật trƣớc quyền ứng cử. Công dân đang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử.

Điều thứ 26: Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào [103]

11. Sắc lệnh số 101/SL, ngày 20-5-1957 của Hồ Chí Minh ký về quyền tự do hội họp, có quy định về sinh hoạt tôn giáo. quyền tự do hội họp, có quy định về sinh hoạt tôn giáo.

Điều 1: Quyền tự do hội họp của nhân dân đƣợc tôn trọng và bảo đảm. Không ai đƣợc xâm phạm đến quyền tự do hội họp.

Điều 2: Không phải xin phép trƣớc:

- Các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bạn bè.

- Các buổi sinh hoạt của đoàn thể trong mặt trận dân tộc thống nhất và các cuộc hội họp công cộng do các đoàn thể này tổ chức.[103]

12. Sắc lệnh số 102-SL ngày 20-7-1957 của Hồ Chí Minh về quyền lập hội quyền lập hội

Điều 2 quy định:

Mọi ngƣời đều có quyền lập hội, trừ những ngƣời mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trƣớc pháp luật.

Mọi ngƣời có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

Không ai đƣợc xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội ra hội của ngƣời khác. [ 103]

13. Pháp lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Hồ Chí Minh ký ngày 23-1-1961 ký ngày 23-1-1961

Trong đó Điều 2: Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cƣ trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.[ 103]

14. Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội Hồ Chí Minh ký ngày 13-1-1960 trong đó trong đó

Điều 2: Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cƣ trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử đại biểu quốc hội, và từ hai mƣơi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu quốc hội.[ 103]

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)