Khẳng định quyền tự do tôn giáo

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 62 - 65)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo

2.3.1.1. Khẳng định quyền tự do tôn giáo

Trƣớc đây, cũng nhƣ thời gian gần đây vẫn có nhiều ngƣời cho rằng phải đến "Nghị định 26, Nhà nƣớc ta mới tuyên bố "tự do tôn giáo" đó là nét rất mới mà hàng chục tín đồ các tôn giáo mong chờ từ lâu" bởi vì nếu chỉ nói "tự do tín ngƣỡng" thì đó là thứ "tự do tâm linh, ngoài lãnh vực quản lý cơ chế". Có tác giả còn nói rõ hơn "ngƣời tôn giáo đòi hỏi "quyền tự do tôn giáo chứ không phải là tự do tín ngƣỡng... Nếu nhà nƣớc có ban bố luật lệ nào, thì chỉ tác động đến những sinh hoạt tôn giáo, chứ không thể đụng đến tín ngƣỡng của ngƣời dân. Chính với tính cách là tôn giáo, nghĩa là với hệ thống tổ chức đòi hỏi một ý thực hệ tôn giáo, một cơ cấu giáo phẩm, luật lệ cũng nhƣ cơ sở sinh hoạt nghi lễ mà các tôn giáo cần phải đƣợc tôn trọng và bảo vệ" [ ].

Nếu chuẩn theo các Hiến pháp của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, cũng nhƣ các Sắc lệnh, Nghị định, Thông tƣ trƣớc thời điểm có Hiến pháp 1992 thì chƣa hề có cụm từ "tự do tôn giáo". Thế nhƣng theo GS. TS Đỗ Quang Hƣng - Viện trƣởng Viện tôn giáo Việt Nam thì "Sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng

6 năm 1955 do Hồ Chí Minh ký, lần đầu tiên trình khá là toàn diện nội dung về quyền tự do tôn giáo mà ngôn ngữ văn bản này gọi là bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng (chương I) [61; 193]. ”. Nhƣ vậy là Sắc lệnh này đề cập và nói khá

rõ về vấn đề tôn giáo, nhƣng dƣới hình thức tiêu đề chƣơng là bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng.

Trong bản Sắc lệnh ở tiêu đề không nói là tự do tôn giáo, mà Hồ Chí

Minh chỉ nói là tự do tín ngưỡng. Nhƣng thực chất bản sắc lệnh này nói khá rõ ràng về vấn đề “tự do tôn giáo. Ở Điều 1 đã có đề cập đến tự do tôn giáo đó là "Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào" hay "tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo" và "khi truyền bá tôn giáo". Tự do tôn giáo đã đƣợc Hồ Chí Minh khẳng định, chứ không chỉ nói về vấn đề tín ngƣỡng nhƣ nhiều ngƣời đã hiểu. Nếu thực chất Hồ Chí Minh chỉ nói đến vấn đề tín ngƣỡng, chƣa nói đến vấn đề tự do tôn giáo mà phải đến Nghị định 26 mới đƣợc đề cập thì tại sao chỉ sau ngày mùng 2-9 –1945 có 18 ngày Bộ trƣởng Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh không số về việc bảo vệ đền, chùa, nhà thờ ( Hẳn chúng ta đều biết mọi việc của Đảng, Nhà nƣớc đều đƣợc Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo). Tiếp theo đến năm 1945, trên tờ Sự thật này 6-4-1945, Trƣờng Chinh với bút danh T.C có bài Đánh đổ khuynh hướng sai lầm. đừng xúc phạm đến tín ngưỡng của nhân dân. Bài viết đã “có nhiều ý tƣởng mới mẻ lúc

ấy, nghiêm khắc phê phán căn bệnh ấu trĩ, tả khuynh của một số cán bộ chính quyền” [61, 195].

Sắc lệnh này là một sự khẳng định lại quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo.Sau khi sắc lệnh ra đời, Đảng, Chính phủ đã có nhiều Thông tƣ, Chỉ thị về việc thi hành bản sắc lệnh mới này. Đảng đã đƣa ra những nhận thức sâu sắc : “ Trong việc chấp hành chính sách tôn giáo từ trƣớc tới nay ta đã phạm

nhiều sai lầm. Nhất là trong cải cách ruộng đất vừa qua, nhiều sai lầm quan trọng của ta ở vùng đồng bào Công giáo, làm quần chúng Công giáo ngày thêm hoài nghi, kém tin tƣởng vào chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng của Đảng và Chính phủ” [58, 379]

Điều mà ở giai đoạn đầu 1945-1954 Hồ Chí Minh chƣa đƣa vào các luật pháp về hoạt động tôn giáo. Trong Hiến pháp 1946 mới nói đến "quyền tự do tín ngƣỡng" chứ chƣa có "tự do thờ cúng" đặc biệt là quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. "Phải nói rằng, cụm từ tự do thờ cúng đƣợc Hồ Chí Minh đƣa vào sắc lệnh này là lần đầu tiên, phải chăng chính Ngƣời cũng có ý muốn đƣa ngôn ngữ luật pháp tôn giáo nƣớc ta gần gũi với quốc tế, với châu Âu" [61, 194]. Đặc biệt là đƣợc tự do giảng đạo tại cơ quan tôn giáo". "Xin lƣu ý rằng, cho đến đầu thế kỷ XX luật pháp tôn giáo của Pháp nhƣ Luật ngày 9 tháng 12 năm 1905 về việc Tách rời các giáo hội và Nhà nƣớc (quen gọi là Luật phân li) cũng chỉ nói đến "tự do lƣơng tâm" và "tự do thực hành thờ cúng" và "khái niệm và nội dung các "Quyền tự do tƣ tƣởng, tự do tín ngƣỡng và tôn giáo thƣờng nằm trong văn bản pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời. Cũng phải đến bản bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (của Liên Hiệp quốc, 10-12-1948) (điều 18), trong công ƣớc quốc tế về Quyền dân sự và chính trị (điều 18) hoặc trong công ƣớc châu Âu (1950, điều 9) mới đƣợc phân định rõ ràng các quyền trên và từ đó các thuật ngữ mới đƣợc sử dụng rộng rãi [52;193] thì ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã đƣa tự do tín ngƣỡng trong Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà từ năm 1946. Và đến thời điểm này (1955) lại đƣợc bổ sung thêm Sắc lệnh số 234-SL. Đây quả là một “bƣớc tiến dài về luật pháp tôn giáo ở Việt Nam, vừa in dấu những nét đặc thù của đời sống xã hội và tôn giáo nƣớc ta và quan trọng hơn, đã tiếp cận khá sát với điều 18 và điều 19 của các Công ƣớc quốc tế" [58, 377]

Sắc lệnh số 234-SL đƣợc ban hành đã tác động rõ rệt tới đời sống tôn giáo ở miền Bắc, xoá bỏ đƣợc sự xúi giục của bọn tay sai, phản động. Để thấy rõ sức ảnh hƣởng của sắc lệnh với chính ngƣời Công giáo Việt Nam, chúng ta hãy đọc bức thƣ của Linh mục Nguyễn Nghị Lịch gửi Hồ Chí Minh "Ngày lễ Noel năm nay, nhờ sự sáng suốt của cụ và chính phủ giáo dân chúng con

đƣợc mừng lễ Noel trong bầu không khí êm đẹp, chẳng sợ máy bay súng đạn vách vuối nhƣ mấy năm trƣớc, đƣợc vui vẻ hơn gấp bội. Lại đƣợc uỷ ban địa phƣơng đến dự lễ cuộc mít tinh đọc thƣ Cụ gửi chúc đồng bào Công giáo chúng con lấy làm cảm mến quá. Và sau khi đọc hai bức thƣ của Giám mục Hoàng Văn Đoàn và Linh mục Phạm Bá Trực bày tỏ những mƣu mô của bọn Ngô Đình Diệm mƣợn tiếng tôn giáo để phá nền hoà bình và gây mối lƣơng giáo nghi kỵ, thật là làm hại Công giáo Việt Nam, chúng lấy làm căm phẫn lắm nhƣng nhờ sự sáng suốt của cụ và Chính phủ hẳn là chúng không chia rẽ nổi" [58, 378].

Sắc lệnh 234 SL thực sự là một chính sách tôn giáo mới mẻ, phù hợp với điều kiện khách quan, là kim chỉ nam cho luật pháp hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Cũng thông qua sắc lệnh này một lần nữa Nhà nƣớc khẳng định quyền tự do tín ngƣỡng của ngƣời dân. Với kiểm chứng của thời gian, sắc lệnh này đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, nhƣ Linh mục Nguyễn Thái Bá trong bài Trở lại vấn đề tự do tôn giáo trên tờ Ngƣời Công giáo Việt Nam số ngày 25 tháng 5 năm 1978 đánh giá: "Đó là bó đuốc rọi đƣờng cho tín đồ tôn giáo từng bƣớc đi đến những chân trời chói sáng, nhƣ ta thấy ngày nay giáo sĩ và giáo dân chúng ta đã dần đi vào quỹ đạo cách mạng, để có một lập trƣờng đúng đắn, ích nƣớc lợi dân, đồng thời có tính cách xây dựng một giáo hội phù hợp với bƣớc tiến của thời đại và có với tinh thần cộng đồng Vatican II nữa“ “Đúng ra mà nói, tự do tôn giáo dƣới chế độ cũ, có khác gì món hàng trao đổi. Chúng để tôn giáo tự do, rồi chúng ép buộc tôn giáo phải làm lợi cho chúng mặt này hay mặt khác. Giáo hội xƣa vẫn cho mình đứng trên và ngoài quốc gia, vẫn tuyên bố không làm chính trị. Tựu trung, Giáo hội vẫn làm chính trị : hoặc đứng vế phe cánh này, hoặc ủng hộ chế độ kia, hoặc lên án chủ thuyết này, hoặc bênh vực chính thể nọ, chứ không bao giờ là đứng hoàn toàn độc lập… Không bao giờ có thứ tự do tôn giáo tuỵêt đối, tự do lễ bái không có nghĩ là kéo dài lê thê các nghi lễ, rƣớc xách linh đình, xây cất nhà thờ, nhà chùa vô tội vạ trong khi ngƣời dân lũ lụt đói nghèo’’.[58, 380]

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)