Bước khởi đầu của "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 53 - 61)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

2.2.4Bước khởi đầu của "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo

2.2.4Bước khởi đầu của "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

Cách mạng tháng Tám thành công đã chấm dứt gần một thế kỷ xâm lƣợc đô hộ của thực dân Pháp đối với nƣớc ta và kéo theo là sự sụp đổ của triền đại phong kiến nhà Nguyễn. Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nƣớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Là nhà nƣớc kiểu mới, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làmnòng cốt, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà có bản chất khác hẳn với nhà nƣớc phong kiến lệ thuộc trƣớc đó. Ngay sau khi thành lập, Nhà nƣớc đã bắt tay ngay vào việc xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý đất nƣớc và xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Nhà nƣớc đã thể chế hoá các chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng thành các quy phạm pháp luật, thực thi quyền nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

Ra đời chƣa đƣợc bao lâu đã phải đƣơng đầu với những khó khăn chồng chất vì kinh tế-xã hội, an ninh, trật tự, đấu tranh với âm mƣu lật đổ

chính quyền cách mạng còn non trẻ của các đế quốc, tay sai phản động. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ cấp bách, chiến lƣợc đặt ra cho đất nƣớc trong giai đoạn này là: Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về chính trị, kinh tế-xã hội, đấu tranh với các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp, giữ gìn độc lập dân tộc.

Vấn đề tôn giáo ở nƣớc ta từ sau cách mạng Tháng tám 1945 ngày càng trở nên phức tạp và rất khác biệt so với trƣớc đó. Trong tƣ tƣởng của tín đồ và chức sắc các tôn giáo rất phấn khởi vì đã thoát đƣợc cảnh lầm than, nô lệ và trở thành công dân của nƣớc độc lập chủ quyền. Đa số đồng bào các tôn giáo đều tin tƣởng vào chế độ mới do Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo. Bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận chức sắc, tín đồ đã đi ngƣợc lại với lợi ích quốc gia, câu kết với bè lũ tay sai chống đối chính quyền cách mạng. Các thế lực đế quốc, thực dân và cả bọn tay sai, các đảng phái chính trị phản động đối lập cũng luôn coi tôn giáo là vấn đề chính trị- xã hội chống phá cách mạng quần chúng. Chúng mua chuộc, lôi kéo các tổ chức tôn giáo, trong đó phải kể đến Việt Nam Quốc Dân Đảng là một ví dụ. Đảng này đã ra sức tuyên truyền cho thái độ “ tôn trọng tự do, tín ngƣỡng” của mình và ve vãn các thủ lĩnh tôn giáo cạnh tranh với Việt Minh. Đặc biệt Việt Nam Quốc Dân Đảng có âm mƣu cùng một số phần tử chống đối, lạc hậu trong Công giáo lập ra khối quốc gia Công giáo cuối năm 1945, với mục tiêu lôi kéo quần chúng tín đồ yêu nƣớc, ly khai Việt Minh “đứng ngoài và trên các đảng phái”[91,295]. Còn trong nội bộ các tôn giáo thì Công giáo cũng nhƣ trong đạo Cao Đài, Hòa Hảo luôn có bọn phản động chuyên môn chửi Cộng sản với mục đích nhằm chia rẽ dân tộc ta.

Cũng vào thời điểm sau cách mạng Tháng tám nhiêu tờ báo đã có những quan điểm đi ngƣợc lại quan điểm của Đảng cộng sản. Nhƣ tờ Đa Minh ( là một tờ báo lớn của Công giáo) đã có nhiều quan điểm về vấn đề tôn giáo, “tờ Đa Minh có hàng loạt bài ca ngợi cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣng cũng là tờ báo từ rất sớm có thái độ trái ngƣợc với quan điểm duy vật [91, 290]. Điều này đã tác động lớn đến tín đồ tôn giáo, tạo ra

nhiều sự nghi ngờ của các tôn giáo với cách mạng. Trƣớc tình hình đó, Hồ Chí Minh đã nhận thức đƣợc Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, đại đa số quần chúng tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động cho nên làm thế nào để chính sách, luật pháp về hoạt động tôn giáo cũng sẽ là một bộ phận của chính sách, luật pháp về kinh tế, xã hội của nhà nƣớc. Hơn nữa, tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, luôn luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng phục vụ cho ý đồ chính trị của chúng, nên việc sớm xây dựng, hoàn thiện luật pháp về hoạt động tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu đoàn kết, tập hợp quần chúng tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân và đấu tranh làm thất bại âm mƣu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của bọn thực dân phản động để chống phá chính quyền cách mạng còn non trẻ.

Xuất phát từ quan điểm trên, ngay buổi họp đầu tiên, ngày 3-9-1945. Hồ Chí Minh đã xác định "Nhiệm vụ đoàn kết giữa những ngƣời theo đạo và không theo đạo để chống lại âm mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong sáu nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ". Và đến ngày 20-9-1945. Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh (không số) do Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký tại Hà Nội, yêu cầu: "Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ tất cả nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng không đƣợc xâm phạm". Nhƣ vậy là Hồ Chí Minh đã quán triệt ngay tinh thần bảo vệ tôn giáo. Hơn thế nữa Hồ Chí không có sự phân biệt bất cứ một tôn giáo nào. Theo Ngƣời đã là tôn giáo thì đều đƣợc hƣởng sự bình đẳng và đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣ nhau. Chỉ trừ những tôn giáo lợi dụng dân chúng và phá hoại đất nƣớc sẽ không đƣợc bảo vệ và còn bị trừng phạt. Tiếp tục bàn đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, Hồ Chí Minh ban hành thêm sắc lệnh số 65, ký ngày 23-11-1945 về việc bảo tồn cổ tích và giao nhiệm vụ "bảo tồn tất cả cổ di tích trong toàn cõi Việt Nam. Trong đó có 4 điều (đã nêu trên mục 2.2.1).

Đất nƣớc mới thoát khỏi ách nô lệ, nhân dân còn đang trong tình trạng “nửa thực nửa mơ”, đồng thời bộ máy Nhà nƣớc còn quá non trẻ. Trƣớc tình hình nhƣ vậy Chính phủ trên cơ sở ý nguyện của dân chúng đã xây dựng một Hiến pháp với những đầy đủ những quy định về quyền công dân, quyền lợi

của mỗi ngƣời dân nƣớc Việt Nam đƣợc hƣởng. Đặc biệt trong Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và ký đƣợc thông qua ngày 06-01-1946 về vấn đề tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam lần đầu tiên đƣợc đƣa vào lập pháp và khẳng định "quyền" của mọi công dân. Trong đó "quyền tự do tín ngƣỡng" đƣợc Hiến pháp công nhận và cũng là lần đầu tiên những tín đồ của các tôn giáo đƣợc "tôn trọng" nhƣ vậy.

Đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm một cách sâu sát hơn. Nó là vấn đề đƣợc mang ra bàn bạc một cách nghiêm túc. "Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền con ngƣời và quyền công dân". Bởi vì "việc bảo đảm đầy đủ các quyền đó trong cuộc sống là sự thể hiện về một xã hội văn minh có nền dân chủ cao, đồng thời trở thành động lực thúc đẩy mọi ngƣời vƣơn lên xứng đáng với quyền của mình nhằm xây dựng một xã hội trong đó họ đƣợc tôn trọng. Trong nội dung cấu trúc của các quyền đó thì tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là một quyền rất tiêu biểu với nhiều đặc thù của nó" [44, 483] và cái "quyền tự do tín ngƣỡng" đã đƣợc Hồ Chí Minh đƣa vào Hiến pháp 1946. Điều đó nói lên rằng những ngƣời cộng sản Việt Nam đã không xem giữa tôn giáo và cộng sản chỉ có mặt nay mà không có mặt kia. Hồ Chí Minh với tinh thần biện chứng Mácxít đã xem xét vấn đề này một cách sáng tạo. Đây là điều mà trong lịch sử Việt Nam chƣa hề có đƣợc thì đến Hiến pháp 1946 chữ "quyền tự do tín ngƣỡng" đã đƣợc khẳng định một cách "trân trọng".

Với việc khẳng định quyền tự do tín ngƣỡng của công dân Việt Nam trong Hiến pháp 1946, thực sự có một ý nghĩa trọng đại. Trong một bối cảnh xã hội vừa giành đƣợc độc lập, nhân dân lao động trong đó đồng bào theo tín ngƣỡng tôn giáo vừa mới đƣợc giải phóng, bƣớc đầu sang một vị thế làm chủ, thì trong mối quan hệ giữa công dân và Nhà nƣớc, họ cần một chỗ dựa vững chắc là nền chính trị cách mạng. Họ đã đƣợc đáp ứng: Hiến pháp của Nhà nƣớc cách mạng ngay từ buổi đầu tiên đã thể hiện nhƣ là công cụ bảo đảm cho các quyền, trong đó có quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo của họ" Và "nó cũng là lời cam kết của chủ thể lãnh đạo cách mạng nƣớc ta - đứng đầu là Hồ Chí Minh. Công khai bảo đảm việc thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngƣỡng và xem đó là chính sách xuyên suốt của mọi thời kỳ" [58, 483 ])

Từ phƣơng châm nhà nƣớc khẳng định về quyền tự do tín ngƣỡng là rất cơ bản nhƣng Hồ Chí Minh không bằng lòng dừng tại đó. Ngày 18-02-1946, Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh số 22-C ấn định ngày tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo. Theo sắc lệnh này đối với Phật giáo có 3 ngày nghỉ lễ, Công giáo cũng có 3 ngày nghỉ (xem thêm mục 2.2.1). Đây là cách thể hiện sự tôn trọng của Hồ Chí Minh đối với vấn đề tôn giáo,và Ngƣời đã chính thức pháp lý hoá vấn đề này. Đây đúng là cách xử sự rất riêng của Hồ Chí Minh, cách xử sự vô cùng nhân văn và độc đáo rất phù hợp với một nƣớc Á Đông nhƣ Việt Nam. Có lẽ lần đầu tiên những ngày Lễ, trong đó có ngày lễ của các tôn giáo đƣợc nhà nƣớc quy định bằng luật pháp. Đây quả là một cách nhìn vô cùng độc đáo của Hồ Chí Minh.

Tín ngƣỡng tôn giáo đƣợc Hồ Chí Minh tôn trọng, các tổ chức tôn giáo luôn đƣợc Ngƣời quan tâm. Năm 1949 Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh về miền thuế đất và hoa màu cho tổ chức tôn giáo (xem mục 2.2.1).Với sắc lệnh này cho thấy Hồ Chí Minh không lúc nào quên vấn đề tín ngƣỡng tôn giáo của nhân dân. Thậm chí Ngƣời còn có những ƣu tiên cho những tổ chức tôn giáo, miễn thuế đất cho các tổ chức tôn giáo, để họ có điều kiện cho việc thờ tự. Quả thật Hồ Chí Minh đã làm cho ngƣời ta kinh ngạc và khâm phục về cách xử trí khéo léo đối với vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm này.

Trong Hội nghị toàn quốc Uỷ ban liên Việt vào năm 1951, khi nói về chính sách "Kiến quốc" có đề cập "Đảm bảo nhân quyền, dân quyền, tài quyền cho mọi công dân Việt Nam. Vì "Nhân quyền" là tự do tƣ tƣởng và tín ngƣỡng, tự do cƣ trú và đi lại". Đối với Hồ Chí Minh "quyền tự do tín ngƣỡng" là một quyền lợi nhân thân của mọi điều kiện tốt cho nhân dân sống theo quyền lợi mà mình có đƣợc. Thiếu đi một trong những quyền nhân thân ấy cuộc sống khó lòng đảm bảo đƣợc tự do, hạnh phúc.Tuy phải tập trung giải quyết nhiều công việc trọng đại của đất nƣớc nhƣng chỉ sau một thời gian ngắn Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã kịp thời ban hành những văn bản qui phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho hoạt động tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân.

Hồ Chí Minh không chỉ tập trung lãnh đạo nhân dân chống thù trong giặc ngoài, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp mà còn cùng Đảng và nhân dân thực hiện nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ chủ trƣơng đánh đổ giai cấp, địa chủ phong kiến, lấy ruộng đất chia cho nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ trên năm 1953, Hồ Chí Minh thay mặt Nhà nƣớc ký luật cải cách ruộng đất. Trong đó có vấn đề đặt ra cần giải quyết là: Số lƣợng đất thuộc quyền sở hữu của các tôn giáo lớn, một số nơi chức sắc tôn giáo sử dụng để phát canh, thu tô để bóc lột tín đồ nhƣ địa chủ. Vậy phải giải quyết vấn đề ruộng đất của các tôn giáo nhƣ thế nào. Trong Luật cải cách ruộng đất quy định ở:

Điều 10- Luật cải cách ruộng đất quy định: Ruộng đất của tôn giáo (nhà chung, nhà chùa, thánh thất, tu viện) thì trƣng thu và trƣng mua. Trƣờng hợp có mua chính đáng thì trƣng mua".

Và điều 25: "Nhà chung, nhà chùa, từ đƣờng họ và các cơ quan tôn giáo khác, đƣợc để lại một phần ruộng đất dùng vào việc thờ cúng. Phần ruộng đất ấy do nhân dân địa phƣơng bình nghị và Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp tỉnh xét định. Những ngƣời làm nghề tôn giáo, nếu không đủ sống, có sức cày cấy và yêu cầu, thì đƣợc chia một phần ruộng đất ở nơi họ hoạt động hoặc quê quán họ".

Nhƣ vậy là đối với Hồ Chí Minh các tổ chức tôn giáo không bị "lãng quên" hay bị "gò ép" trong luật cải cách ruộng đất. Tổ chức tôn giáo, hay giáo dân đều đƣợc hƣởng sự bình đẳng nhƣ mọi tổ chức trong khác. Ruộng đất là của cải trực tiếp của nhân dân lao động, thiếu ruộng đất nhân dân cũng nhƣ các tổ chức tôn giáo đều khó có thể đảm bảo đƣợc đời sống cũng nhƣ khó đảm bảo đƣợc hoạt động của tổ chức. Nên Hồ Chí Minh đã có cái nhìn thông thoáng với vấn đề này. Đối với những ngƣời hoạt động tôn giáo nếu không đủ sống cũng đƣợc Hồ Chí Minh ƣu tiên. Thậm chí những ruộng đất của tôn giáo cũng đƣợc tôn trọng một cách là trƣng thu và trƣng mua. Thế nhƣng đã có những lúc vấn đề cải cách ruộng đất, trong đó vấn đề ruộng đất của tôn giáo đã bị chỉ trích.( Do việc thi hành của chúng ta không quán triệt đƣợc những tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Nhƣng hãy phân tích kỹ thì chúng ta sẽ thấy Hồ Chí Minh đã có một cái nhìn thấu đáo về vấn đề ruộng đất của tôn giáo.

Khi trở lại xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp lại tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho âm mƣu thôn tính nƣớc ta một lần nữa. Chúng đã mua chuộc, sử dụng số chức sắc cực đoan, phản động trong giáo hội để xuyên tạc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc. Ngoài ra, chúng còn chỉ đạo, tài trợ cho các phần tử đội lốt tôn giáo thành lập lực lƣợng vũ trang gây bạo loạn, làm tổn thất không nhỏ cho cách mạng. Nhận thức rõ âm mƣu thâm độc của kẻ thù, Hồ Chí Minh cùng Đảng và Nhà nƣớc một mặt kiên trì thực hiện chính sách tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, một mặt kiên quyết vạch mặt đấu tranh với âm mƣu lợi dụng tôn giáo của chúng. Đƣợc sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh ngày 4-10-1953 Phó thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định 315-TTg về chính sách của Chính phủ đối với tôn giáo, khẳng định: thực dân Pháp, can thiệp Mỹ câu kết với bọn địa chủ phong kiến phản động, ra sức lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc ta. Chúng xuyên tạc đƣờng lối, chính sách của Chính phủ ta, gây thù hằn giữa lƣơng và giáo, mê hoặc, xúi giục đồng bào theo đạo chống kháng chiến, chống Chính phủ. Chúng lợi dụng tôn giáo để áp bức, bóc lột tàn tệ đồng bào theo đạo, kìm hãm đồng bào trong đời sống khổ cực và lạc hậu".

Về chính sách với tôn giáo, Hồ Chí Minh khẳng định: Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng, không ai xâm phạm đến quyền tự do đó… Mọi ngƣời đều phải tôn trọng việc thờ cúng của các tôn giáo, nhƣng phải chống kẻ lợi dụng thờ cúng và nơi thờ cúng để che đậy những hoạt động chống Chính phủ, chống kháng chiến, hại nƣớc, hại dân". Luôn luôn khẳng định "quyền tự do tín ngƣỡng" của nhân dân. là chính sách

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 53 - 61)