Thể hiện chính sách nhất quán của Đảngvà nhà nước về quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 28 - 29)

1. 2.2 Luật pháp tôn giáo thời kỳ đầu nhà Nguyễ n( 1802 1883)

1.3.1. Thể hiện chính sách nhất quán của Đảngvà nhà nước về quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân.

về quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân.

Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trƣờng Ba Đình, khai sinh ra Nhà nƣớc VNDCCH. Đây là một nhà nƣớc do Đảng cộng sản lãnh đạo, một chính đảng của giai cấp công nhân và toàn dân tộc Việt Nam. Đảng đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động.

Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhìn nhận vấn đề tôn giáo là một vấn đề lớn. Đảng đã "luôn luôn thấy rõ tính hai mặt: tín ngƣỡng (đức tin) và chính trị xã hội. Cho dù hai mặt đó có những lúc xung đột gay gắt nhƣng bao giờ cũng phải coi phƣơng diện đức tin (dù nhiều điểm trái ngƣợc với ý thức xã hội chủ nghĩa) là quyền tự do, là nhu cầu chân chính của bộ phận nhân dân ta" [61, 348].

Hơn thế nữa, càng ngày Đảng và Nhà nƣớc nhận thấy rõ tôn giáo là một sự tồn tại khách quan, có phần lâu dài trong đời sống xã hội. Cho nên, không thể bỏ qua vấn đề tôn giáo. Ngƣợc lại, Đảng và Nhà nƣớc cần quan tâm hơn nữa đế vấn đề nhạy cảm này. Đồng thời, phải có đƣợc một chính sách tôn giáo (nói chính xác hơn là phải có một hệ thống luật pháp về tôn giáo) để thể hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền này là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời, quyền nhân thân của một công dân.

Nƣớc ta là một nƣớc đa tôn giáo, nhƣng các tôn giáo đều sống bình đẳng bởi những tín đồ đó là nhân dân lao động. Họ là những ngƣời luôn mong muốn có một cuộc sống "no về phần xác, ấm về phần hồn". Vì thế Đảng và Nhà nƣớc cần có một luật pháp tôn giáo dựa trên nền tảng coi trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân. Đấy sẽ là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với quần chúng nhân dân. Có đƣợc nhƣ vậy, mới đƣợc thể hiện đƣợc bản chất ƣu việt, bản chất tiến bộ của Nhà nƣớc ta so với nhà nƣớc phong kiến trƣớc đây.

Sự lợi dụng, chống phá của kẻ thù là một trong những yếu tố gây cho tôn giáo trở thành một vấn đề chính trị nhạy cảm. Từ năm 1945 đến nay, không lúc nào những thế lực thù địch không tuyên truyền phản động để lôi kéo đồng bào theo đạo đi theo chúng. Chúng xuyên tạc đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo gây nên sự mất đoàn kết giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo. Hơn thế nữa, càng ngày kẻ địch càng lợi dụng lòng tin thơ ngây của các tín đồ để phá hoại sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Chính vì vậy, làm thế nào để đồng bào theo đạo có đƣợc một cuộc sống no ấm, tin tƣởng vào đƣờng lối cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc là một yêu cầu thiết thực. Cho nên Đảng và Nhà nƣớc cần phải có những chính sách luật pháp tôn giáo

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)