. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành
8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo
2.3.1.2. Thể chế hoá chính sách tự do tôn giáo
Đến tận bây giờ "trong giới tôn giáo vẫn tồn tại trong một số cách nghĩ: "Chúng ta đã có Hiến pháp, chúng ta đã có Bộ luật dân sự và Hình sự. Nếu cần những luật lệ nào đó liên quan đến các hoạt động tôn giáo, với tính cách là những hoạt động này có tác động, ảnh hƣởng đến đời sống công công, thì nên đƣa vào Luật dân sự. Nghĩa là họ cho rằng, không cần phải có luật pháp tôn giáo". Luật pháp dù sao vẫn là cần thiết, giống nhƣ nhiều Bộ luật khác nhƣ Luật lao động, Luật công đoàn, Luật báo chí... dù rằng quốc gia nào cũng có Luật dân sự" [58, 201].
Có thể thấy ngay rằng, chỉ sau cách mạng tháng Tám ít năm, trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn quyết liệt (1949), những ngƣời cộng sản Việt Nam cũng đã công khai nói rõ quan điểm về một nhà nƣớc kế tục của mình (đã nêu ở phần I): Chúng tôi không tin có Chúa trời nhƣng chúng tôi không hề mạt sát Chúa trời của Công giáo. Chúng tôi chủ trƣơng: "Nhà thờ ly khai với nhà nƣớc và nhà trƣờng ly khai với nhà thờ" vì muốn Chính quyền không can thiệp đến tín ngƣỡng và tôn giáo, không lợi dụng tín ngƣỡng mà theo ý kiến của chính quyền, không ai đƣợc lợi dụng việc dạy học mà tuyên truyền tôn giáo, mà cũng không ai đƣợc vì tôn giáo mà chế biến chƣơng trình giáo dục của Nhà nƣớc. Có nhƣ thế tôn giáo và tín ngƣỡng mới đƣợc tự do không bị ngƣời ta làm cho sai lạc đi" [20].
"Sắc lệnh số 234-SL ngày 16 tháng 6 năm 1955 nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều điều khoản phong phú, hệ thống, liên quan đến các hoạt động tôn giáo, lần đầu tiên phản ánh rõ quan điểm, thái độ của Nhà nƣớc ta trong việc thể chế hoá chính sách tự do tôn giáo của mình, đồng thời cũng đã bộc lộ tƣ tƣởng nhân văn, có tình có lý, giải quyết vấn đề tôn giáo theo cung cách Việt Nam" [58, 381]. Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi ngƣời Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các nhà tu hành đƣợc tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo (nhƣ: nhà thờ, chùa, thánh thất, trƣờng giáo lý). Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu thành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nƣớc, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật Nhà nƣớc.
- Các nhà tu hành và tín đồ đều đƣợc hƣởng mọi quyền lợi của ngƣời công dân và làm nghĩa vụ công dân.
- Các nhà tu hành ngƣời ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà cho phép, thì đƣợc giảng đạo nhƣ các nhà tu hành Việt Nam và phải chấp hành luật pháp của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhƣ các ngoại kiều khác.
- Các nhà tôn giáo đƣợc xuất bản, phát hành những kinh bổn, sách báo có tính chất tôn giáo, nhƣng phải tuân thủ pháp luật của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà về xuất bản.
- Các tôn giáo đƣợc mở trƣờng đạo tạo những ngƣời chuyên hoạt động tôn giáo.
- Các nhà thờ, đền, chùa, miếu, thánh thất và các đồ thờ tự, các trƣờng giáo lý của tôn giáo đƣợc tôn trọng và bảo hộ, không ai đƣợc xâm phạm đến.
- Các tổ chức tôn giáo có chất kinh tế, văn hoá, xã hội đều đƣợc hoạt động sau khi xin phép chính quyền chuẩn y chƣơng trình, điều lệ. Những tổ chức ấy đều có những tổ chức của tƣ nhân và đƣợc pháp luật bảo vệ.
- Các tôn giáo đƣợc phép mở trƣờng tƣ thục. Các trƣờng tôn giáo phải dạy theo "Chƣơng trình giáo dục của Chính phủ".
Sắc lệnh 234-SL là Sắc lệnh có thể nói lần đầu tiên quy định hoàn chỉnh mọi chính sách quản lý, cũng nhƣ yêu cầu tự do tôn giáo của nhân dân. Nhất là vào thời điểm lúc bấy giờ, khi mà tình hình tôn giáo đang có nhiều "biến động". Điểm mới và cũng là nền tảng cho luật pháp tôn giáo của nƣớc ta là không chỉ tôn trọng tự do tín ngƣỡng mà còn bảo đảm quyền tự do đấy. Lâu nay vấn đề quyền "tự do giảng đạo của các nhà tu hành và truyền báo tôn giáo là mối quan tâm hàng đầu của luật pháp tôn giáo các nƣớc. Nay vấn đề này đã đƣợc Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ bảo đảm và nhắc nhở "khi truyền báo tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nƣớc, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng Chính quyền nhân dân và pháp luật của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà [Điều 17, chƣơng 1].
Đặc biệt, Hồ Chí Minh có một cái nhìn xa đối với vấn đề tôn giáo là "các tôn giáo đƣợc phép mở trƣờng tƣ thục" [Điều 9, chƣơng II]. Với quyền
là đƣợc phép mở trƣờng tƣ thục, dĩ nhiên là trƣờng tƣ thục phải dạy theo chƣơng trình của Chính phủ. Đây là một trong những điểm mới lạ của Hồ Chí Minh, Ngƣời đã có tƣ tƣởng “ tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc’’. Hồ Chí Minh muốn mọi công dân có tôn giáo đều cùng đƣợc phát triển nhƣ mọi công dân khác.
Về vấn đề ruộng đất của các tôn giáo là một vấn đề lịch sử đối với miền Bắc nƣớc ta ở giai đoạn kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhƣng Hồ Chí Minh đã có một "cách giải quyết rất Việt Nam, rất Hồ Chí Minh"
Sắc lệnh quy định:
Điều 11: Khi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, những giám mục, linh mục, nhà sƣ, chức sắc có ruộng đất riêng phát canh thu tô nhƣ địa chủ, sẽ không quy định thành phần là địa chủ nhƣng phải thi hành chính sách ruộng đất.
Điều 12: Để đảm bảo việc thờ cúng của nhân dân và giúp đỡ các nhà tu hành đối với phần ruộng đất mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất đƣợc sử dụng từ sau cải cách ruộng đất, Chính phủ sẽ chiếu cố và cho đóng thuế nông nghiệp theo mức nhẹ hơn.
Đây là một sắc lệnh đầu tiên, Nhà nƣớc ta nói về vấn đề giữa chính quyền với các tôn giáo đó là "Không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo" (điều 13- chƣơng 4). Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nƣớc thế tục. Riêng vấn đề Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa Công giáo Việt Nam với Toà thánh La Mã là vấn đề nội bộ của tôn giáo là vấn đề nội bộ của Công giáo". "Sắc lệnh đã đề cập một vấn đề có tính nguyên tắc lâu dài của Chính phủ ta với những ngƣời Công giáo Việt Nam và Toà thánh La Mã, nhƣng có ý nghĩa bác bỏ luận điệu: Chính phủ Việt Nam chủ trƣơng đối lập Giáo hội Việt Nam với Roma và muốn tách giáo hội Việt Nam khỏi La Mã nhằm kích động giáo dân trong, ngoài nƣớc chống lại chính quyền. Đúng là với Sắc lệnh 234/Sl nó có một ý nghĩa to lớn trong tình hình đất nƣớc vừa chiến thắng Điện Biên phủ lẫy lừng, nhƣng lại cũng là lúc tình hình chính trị có nhiều khó khăn. J.Sainteny, một quan chức cao cấp của Pháp đã viết về Sắc lệnh này: “ Thật vậy Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hoà họp ở Hà Nội đã đồng thanh
ƣng thuận một quyết định: Tuyên bố tự do tín ngưỡng và cúng tế rõ ràng nhằm tuyên truyền lên án bọn “phản động và Mỹ” trách nhiệm dụ dỗ tín đồ di cƣ vào Nam. Nhiều lần vị Chủ tịch nƣớc Việt nam dân chủ cộng hoà tuyên bố trên đài phát thanh và báo chí học thuyết ấy” [58, 379]
Sắc lệnh 234-SL là một Sắc lệnh vô cùng mới mẻ, trong Sắc lệnh đã chứa đựng một tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về việc xây dựng một nhà nƣớc thế tục, trong đó vấn đề tôn giáo đƣợc tách khỏi nhà nƣớc. Tuy nhiên về mặt pháp luật tôn giáo vẫn dƣợc bảo vệ. Đây là điều mới mẻ với dân tộc Việt Nam nhƣng lại là vấn đề hợp với quy luật phát triển của thế giới.