. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành
8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo
2.2. 3 Hồ Chí Minh đến với luật pháp tôn giáo
Phần trên luận văn đã trình bày về vấn đề Hồ Chí Minh với vấn đề Nhà nƣớc, vấn đề pháp quyền nhân nghĩa. Phần này luận văn xin đƣợc nói tới nói tới khung cảnh pháp luật của Việt Nam mà trong đó pháp luật tôn giáo là một trong những vấn đề Hồ Chí Minh rất quan tâm trong suốt quá trình kháng chiến, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Mong muốn xây dựng một Nhà nƣớc có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh là điều Hồ Chí Minh luôn canh cánh trong lòng, và Ngƣời đã để lại những tƣ tƣởng ấy trong việc điều hành xây dựng đất nƣớc.
Từ khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công cho đến thời đIểm này, nƣớc Việt Nam đã có tới 4 Hiến pháp, Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Đây là những công cụ mở lối cho
phƣơng thức quản lý bằng pháp luật của Nhà nƣớc và cũng thông qua những bản Hiến pháp này chúng ta đã phần nào thấy đƣợc những biến động, những nét gấp khúc của chặng đƣờng đầu tiên xây dựng kiểu Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Có thể nói rằng với một chặng đƣờng dài của các Hiến pháp, nhƣng đến Hiến pháp 1992 gần nhƣ lại trở lại mô hình của Hiến pháp 1946 ( Hiến pháp 1946 là do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo). Trong suốt thời gian Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng một Nhà nƣớc kiểu mới, Ngƣời đã phải sử dụng sắc lệnh để điều hành đất nƣớc (mặc dù trong bản yêu sách 8 đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực dân phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dƣơng, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật) và "hàng trăm sắc lệnh do chính Ngƣời ký đã đƣợc ban hành ở thời kỳ đó. Nhƣng thực sự là một điều kỳ diệu, đó cũng là giai đoạn mà chính quyền ta thực sự là một chính quyền thân dân, gần gũi với dân[58; 371]
Thực ra từ giai đoạn 1954 đến 1964 Hồ Chí Minh đã ký và ban hành 848 sắc lệnh. Đây là một điều minh chứng cho việc Hồ Chí Minh muốn xây một nền tảng pháp luật vững mạnh, bảo vệ đƣợc mọi quyền lợi cho nhân dân. Đồng cũng là cách Hồ Chí Minh tạo dựng cho đất nƣớc một bức tƣờng kiên cố để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với vấn đề tôn giáo, Đảng ta đã đề cập từ những năm 1930. Trong chỉ thị Thƣờng vụ Trung ƣơng về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh ngày 18 tháng 11 năm 1930, đây là tiền thân của Mặt trận dân tộc thống nhất ở nƣớc ta. Ngay trong bản tuyên bố đầu tiên của Đảng về chính sách tôn trọng tự do, tín ngƣỡng của quần chúng đã nêu: "Vì những chỗ đó đã có cao trào hay phong trào cách mạng, thì phải lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng, đập tan luận điệu phản tuyên truyền cộng sản là vô Chính phủ, vô gia đình, vô tôn giáo. Vả lại, trong từng ấy tập thể, từ trƣớc có kẻ tốt ngƣời xấu, nay do tuyên truyền vận động mà họ hiểu điều hay lẽ phải, đi đến hiểu biết đau khổ nƣớc mất, nòi tan, từ đó mà tiến dần lên, nhƣng không để họ làm nhảm nhí theo tập quán mà phải lãnh đạo họ dần dần.
Nhƣ vậy là lấy quần chúng tổ chức quần chúng, lấy quần chúng tuyên truyền quần chúng, đƣa dần đức tin của quần chúng vào cách mạng, đƣa lý luận cách mạng giáo hóa quần chúng". [58; 371]
Tóm lại là ngay từ đầu những năm 30, Nguyễn Ái Quốc đã thực sự quan tâm đến vấn đề tự do tín ngƣỡng của quần chúng nhân dân. Đồng thời vấn đề này lại đƣợc đƣa vào văn kiện của Đảng Mặt trận thống nhất, điều này sẽ có ý nghĩa lớn khi chính phủ cách mạng khẳng định ngay từ đầu quyền tự do tín ngƣỡng của quần chúng. Sau sự kiện tuyên bố này, Hồ Chí Minh luôn luôn đặt vấn đề tự do tín ngƣỡng trong khuôn khổ vấn đề đại đoàn kết dân tộc, cứu nƣớc giành độc lập. Ở Đại hội I ở Ma Cao diễn ra 3-1935 của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng vấn đề tôn giáo đã đƣợc bàn đến. Khi chƣa giành đƣợc chính quyền, Mặt trận Việt Minh (năm 1941 trong Cƣơng lĩnh cứu quốc của mình đã nói đến vấn đề đấu tranh cho quyền tự do tín ngƣỡng).
Nhƣ vậy là trƣớc khi thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà Hồ Chí Minh đã có một tƣ tƣởng về xây dựng một nhà nƣớc hiến chính và vấn đề xây dựng luật pháp tôn giáo đã đƣợc Ngƣời chủ trƣơng xây dựng.