2 Hồ Chí Minh đến với vấn đề Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 43 - 51)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo

2.2. 2 Hồ Chí Minh đến với vấn đề Nhà nước pháp quyền

Mang theo bên mình những hành trang về lịch sử đất nƣớc Nguyễn Ái Quốc lên đƣờng đi tìm ra một con đƣờng để cứu nƣớc, cứu dân và tìm kiếm một mô hình Nhà nƣớc tiến bộ cho đất nƣớc sau khi giành đƣợc độc lập. Nguyễn Ái Quốc là ngƣời đã khởi xƣớng cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc mình và cho các dân tộc thuộc địa bằng việc vạch trần bản chất vô nhân đạo, phản tiến hóa của cái gọi là "công lý" mà thực dân, đế quốc thi hành ở các xứ bảo hộ. Với việc phê phán, tố cáo, buộc tội chế độ thực dân và bộ máy thống trị, quan lại, nhân viên chính quyền thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra bƣớc ngoặt trong nhận thức của nhân dân Việt Nam.

Năm 1919, nhân danh một nhóm ngƣời Việt Nam yêu nƣớc tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc xây bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do cho dân tộc mình. Có thể nói rằng với bản yêu sách này, đánh dấu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh xây dựng một nhà nƣớc mà trong đó có quyền của ngƣời dân, có quyền của một dân tộc. Và nó cũng chính là "Văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của các dân tộc với quyền tự do, dân chủ của nhân dân tức là kết hợp chặt chẽ quyền dân tộc và quyền con ngƣời". Tƣ tƣởng xây dựng một Nhà nƣớc có quyền tự do, dân chủ của nhân dân ngày càng đƣợc Hồ Chí Minh hun đúc thêm, bằng việc năm 1925 Ngƣời đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Vạch tội chế độ thực dân, tập trung đả kích chế độ đó về mặt thể chế, xem đó là sự thể hiện bản chất phản dân chủ, vô nhân đạo, phi công lý, đồng thời Ngƣời không những không quên tập trung tố cáo, vạch trần bộ mặt, khi thì tàn bạo, lố lăng, trơ trẽn, trắng trợn, khi thì giả nhân, giả nghĩa chơi trò hai mặt của những cá nhân đại diện, thừa hành của chế độ thực dân.

Trên hành trình cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc đã khảo sát mô hình Nhà nƣớc tƣ sản Mỹ, Pháp. Ngƣời đã phát hiện ra rằng sau những lời hoa mỹ về "quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập 1776 là một sự thật, đó là sự đói nghèo, nạn phân biệt chủng tộc và rất nhiều sự bất công khác nữa, nhất là đối với ngƣời da đen. Trƣớc những sự thật đen tối đó, Ngƣời cho rằng đó là "những cuộc cách mạng không đến nơi", chính quyền vẫn ở trong tay một số ngƣời. Từ đó Nguyễn Ái Quốc đã đi đến một khẳng định "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít ngƣời. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới đƣợc hạnh phúc".[58, 280]

Tiếp bƣớc con đƣờng cứu nƣớc, Ngƣời tìm thấy một mô hình Nhà nƣớc kiểu mới, một nhà nƣớc đã làm đƣợc các nhiệm vụ sau: Phát ruộng cho dân cày, giao công xƣởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng" [58, 270]. Và mô hình ấy đã đƣợc ngƣời nêu lên trong "Chánh cƣơng văn tắt năm 1930 "Dựng ra Chính phủ công nông binh" mà ở đó "phổ thông giáo dục theo công nông hóa" và "tổ chức ra quân đội công nông" "Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo" "Thâu hết sản nghiệp lớn (nhƣ công nghiệp, vận tải, ngân hàng...v.v.) của tƣ bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông quản lý’ . Dƣới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám (5-1941) của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thêm một lần nữa mô hình Nhà nƣớc kiểu mới đƣợc định hình bằng việc xác định quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dƣới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Về vấn đề chính quyền, Hội nghị đã chủ trƣơng "không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền xô viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa". Tới chƣơng trình Việt Minh cũng khẳng định thêm "Sau khi đánh đuổi đƣợc đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của VNDCCH... Chính phủ ấy do quốc dân hội cử ra

Tháng 10-1944, Nguyễn Ái Quốc viết thƣ gửi đồng bào toàn quốc, Ngƣời đã phân tích tình hình, nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam và nói rõ: Trƣớc hết cần một Chính phủ đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và

hành động nhất trí của toàn thể quốc dân. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và đoàn thể ái quốc trong nƣớc bầu cử ra. Một cơ cấu nhƣ thế mới đủ lực lƣợng và oai tín, trong thì lãnh đạo việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang"

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tám (5-1945) cũng đã nêu rõ chế độ chính trị và chính quyền Việt Nam: "Sau lúc đánh đuổi đƣợc Pháp - Nhật sẽ thành lập một nƣớc Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần Tân dân chủ, chính quyền cách mạng của nƣớc dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ bọn tay sai đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, bọn thù" [45; 197]. Đây thực sự là một sự chuyển hƣớng hết sức quan trọng đối với sự chỉ đạo chiến lƣợc của đƣờng lối cách mạng Việt Nam. Khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công, nông, binh đƣợc thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng Trƣờng Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nƣớc VNDCCH. Nhƣ vậy sau một chặng đƣờng dài tìm đƣờng cứu nƣớc và tìm một mô hình cho một Nhà nƣớc mới, Hồ Chí Minh đã tìm ra đƣợc một con đƣờng, một thể chế Nhà nƣớc mới cho dân tộc Việt Nam. Từ đây Việt Nam đã có một Nhà nƣớc kiểu mới mà trong suốt bao năm qua nhân dân chƣa hề có đƣợc.

"Nói đến Nhà nƣớc là nói đến quyền lực - một phạm trù xã hội rất đặc thù, một thứ sức mạnh, một quyền năng sai khiến đƣợc cả xã hội, có thể bắt buộc cả xã hội phải phục tùng". Nhƣng quyền lực của Nhà nƣớc mà Hồ Chí Minh nung nấu tƣ duy để tạo dựng thành không "quyền năng sai khiến đƣợc cả xã hội" mà Hồ Chí Minh chỉ mong muốn lãnh đạo nhân dân, thực hành dân chủ là vấn đề dân làm chủ, vấn đề mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân, vấn đề "làm sao cho nhân dân biết hƣởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm.Hồ Chí Minh cũng thƣờng nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân"Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn khẳng định "chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là ngƣời chủ" "Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân"[51, 352]. Nhƣng đối với ngƣời dân chủ còn

phải gắn với hiến pháp. Bởi "hiến pháp là linh hồn của độc lập, tự do". Hiến pháp bảo vệ độc lập, tự do và đặt khuôn khổ cho cuộc sống Độc lập - Tự do" [51, 352]. Chính vì thế mà ngay sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ quyết định tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, đồng thời lập Ban soạn thảo Hiến pháp do ngƣời tự thân phụ trách. Đặc biệt có một điều, trƣớc khi có Hiến pháp Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh giữ lại mọi luật lệ của chế độ cũ chỉ trừ những điều trái với nền độc lập tự do. Ngƣời đã dạy: Một xã hội không thể sống một ngày không có pháp luật, y liền sau đó Hồ Chí Minh đã ký một loại sắc lệnh cấp bách nhƣ: Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân; Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân của thực dân và Việt gian; Sắc lệnh tổ chức Toà án "độc lập với hành chính".

Hồ Chí Minh chính là ngƣời đã đặt nền tảng cho kiển Nhà nƣớc pháp quyền cho Việt Nam. Nhƣ cụ Vũ Đình Hoè Bộ trƣởng Bộ tƣ pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nói: "Ngày nay ta đã quen dùng từ pháp quyền. Nhƣng cách đây 75 năm lần đầu tiên Bác Hồ đƣa nó vào ngôn ngữ dân tộc, dùng nó một cách tự nhiên nhƣ ta hít khí trời; hơn nữa còn đề cao hết mức, tôn lên vị trí "thần linh", "trăm điều phải có thần linh pháp quyền" thì thật là diệu kỳ.[51,352]

Cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu cao độ ấy hoàn thành tốt đẹp, nó là kết quả trực tiếp của cuộc chiến đấu oanh liệt của toàn dân giải phóng tổ quốc. Và Hiến pháp 1946 là lời khẳng định cho một đất nƣớc độc lập, có quyền tự chủ, tự do. "Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Đồng thời là một chân lý khi nói Nhà nƣớc của dân, nhƣ điều thứ 1. Hiến pháp năm 1946 quy định: "Nƣớc Việt Nam là một nƣớc dân chủ cộng hoà. Tất cả các quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" [51, 355]. Ở điều thứ 32, Hiến pháp năm 1946 cũng quy định: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đƣa ra nhân dân phúc quyết".

"Đấy ! Lần đầu tiên không những ở Đông Nam Á, mà có lẽ trên khắp hoàn cầu đã xuất hiện một Chính quyền nhân dân thật sự của toàn dân, tiêu

biểu cho một nền dân chủ tập quyền độc đáo" [51, 355]. Dân là chủ, ngƣời dân đƣợc hƣởng mọi quyền dân chủ nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Một nhà nƣớc pháp quyền bắt đầu đƣợc khẳng định là từ đây với tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh một Nhà nƣớc pháp quyền có hiệu lực là "Nhà nƣớc quản lý đất nƣớc bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế" [45, 275]. Một Nhà nƣớc dân chủ có hiến pháp và pháp luật quyền dân chủ của ngƣời dân đƣợc thể chế hoá bằng hiến pháp và luật pháp, đồng thời hệ thống luật pháp đã đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của ngƣời dân đƣợc tôn trọng trong thực tế. Đây quả thực là một điều nhân dân Việt Nam đang ngóng đợi, điều mà họ chƣa bao giờ có đƣợc trong xã hội trƣớc đó.

Vừa chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và một hệ thống pháp luật của đất nƣớc, Hồ Chí Minh lại vừa chăm lo đƣa pháp luật vào trong đời sống, tạo ra những cơ chế đảm bảo cho hệ thống luật pháp đƣợc thi hành một cách ngay thẳng nhất.Để tiến tới một Nhà nƣớc pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực Hồ Chí Minh đã thúc đẩy việc đào tạo, bồi dƣỡng để hình thành một đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nƣớc có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật bằng việc: mở trƣờng huấn luyện cán bộ Việt Nam, ký sắc lệnh số 197 thành lập khoa pháp lý học tại trƣờng Việt Nam.

Một nhà nƣớc dân chủ, có pháp quyền ở đó mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng mọi sự tự do bình đẳng, sống có luật pháp là mong muốn của Hồ Chí Minh. Ngƣời cũng đã xây dựng đƣợc cho dân tộc mình một Nhà nƣớc "xƣa nay hiếm". Một nhà nƣớc mà ở đó Hồ Chí Minh đã xây dựng một hệ thống” pháp quyền nhân nghĩa”

"Đọc kỹ lại tiểu sử Bác Hồ từ những năm tháng Bác còn nhỏ và mang tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành ta có thể nhận thấy tƣ duy pháp lý của Ngƣời đã sớm hình thành qua việc Ngƣời nghiên cứu và ngẫm nghĩ trên các tác phẩm của Montesquieu (De'Lesprit des lois - Về tinh thần pháp luật) và Rousseau (Contrat Social - Khế ƣớc xã hội".[51, 313]. Mang sẵn trong mình một "tâm hồn Nhân nghĩa’’bẩm sinh "rồi "thấm nhuần đạo Nhân nghĩa

truyền thống"[51, 313] của Tổ quốc, nên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi để

Có lẽ đòi "quyền" lợi là việc xƣa nay hiếm, bởi nói đến "quyền" là nói đến luật pháp rồi. Chỉ có luật pháp mới bảo vệ và ban bố đƣợc các quyền công dân của ngƣời dân mà thôi. Cho nên Nguyễn Tất Thành đã ý thức đƣợc "pháp

quyền của quốc gia, cũng như pháp quyền quốc tế, pháp quyền dân chủ và

pháp quyền dân tộc. [51, 313]

Hồ Chí Minh đã có một ý thức pháp quyền (ý thức pháp luật) nhạy bén và sâu sắc. "Nó chỉ đạo hành động của Người từ khi còn là một thanh niên

chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật luôn luôn nghiêm túc, phần nào khắc khổ nữa trong việc tu thân. Cũng như Người giữ trọng trách phải "thiết kế" và chỉ đạo "thi công cả một công cuộc vô cùng lớn lao, gian khổ, xây dựng chế độ "Nhà nước - pháp quyền" chân chính rất mới, chưa từng có ở đâu cho

Tổ quốc mình, cho dân tộc mình"[51, 313]

Khi khai sinh ra Nhà nƣớc VNDCCH, là thêm một lần Hồ Chí Minh khẳng định các ý thức pháp quyền mà Ngƣời tích lũy đƣợc cho dân tộc Việt Nam. Ngƣời khẳng định cho cả thế giới biết rằng "Tất cả mọi ngƣời sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đƣợc. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc" [51, 330]. Hồ Chí Minh đã đến với pháp quyền qua sự tìm tòi, tƣ duy, và cuối cùng Ngƣời đã đƣa lại một tuy duy luật pháp cho riêng mình và cho cả dân tộc Việt Nam. Sinh ra giữa một dân tộc mà chủ quyền đất nƣớc không còn, luật pháp mà ngƣời dân đƣợc "hƣởng" là luật pháp cai trị. Luật pháp này chỉ có lợi cho sự "cai trị" của thực dân mà thôi. Đối với chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc, để đòi đƣợc "quyền" làm những điều mà đáng lẽ ngƣời dân Việt Nam phải đƣợc hƣởng là một quá trình. Từ bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ cho đến "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của cách mạng Pháp năm 1791. Hồ Chí Minh đã học hỏi đƣợc, vận dụng đƣợc để rồi Ngƣời đã khẳng định: "Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do".

"Phải nói rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở đây không sáng tạo ra cái gì mới. Hồ Chí Minh không phải là nhà triết học, Ngƣời thƣờng tự nhận thế. Tuy nhiên, chỉ nguyên việc Bác khẳng định lại dứt khoát cái chân lý đơn giản về quyền con ngƣời, quyền dân tộc muôn thuở, cũng đủ nói là lời nói có giá

dân ta và của loài ngƣời" [51, 331]. Cụ Vũ Đình Hoè, Bộ trƣởng Tƣ pháp đầu tiên của nƣớc VNDCCH đã đúc kết nên một nhận định về Hồ Chí Minh với vấn đề pháp quyền nhƣ vậy đấy. Đúng là Hồ Chí Minh "không sáng tạo ra cái mới" nhƣng Ngƣời đã đến đƣợc với pháp quyền, hiểu đƣợc là con ngƣời phải có "quyền" nhƣ thế nào, thì đã là một chân lý lớn lao. Nếu nhƣ Hồ Chí Minh không đến đƣợc với những "quyền" của con ngƣời, "quyền" của dân tộc thì thì liệu chăng ai sẽ là ngƣời Việt Nam khẳng định cho thế giới biết đƣợc rằng dân tộc Việt Nam cũng có "quyền" nhƣ bao dân tộc khác, ngƣời Việt Nam cũng có "quyền" nhƣ bao ngƣời dân của các nƣớc khác.

Đối với Hồ Chí Minh đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn. "Đạo đức gây men sống, còn pháp luật là chuẩn, xác định mức độ phạm vi, phƣơng pháp tác động của men sống ấy chỉ đạo hành động con ngƣời và bảo đảm cho hành động ấy có hiệu quả đối với xã hội"[51, 334]. Pháp luật là tất yếu, nó là yếu tố cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, làm hình thành mọi quan

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)