2 Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 69 - 72)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo

2.3. 2 Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Phát triển hơn nữa hệ thống luật pháp tôn giáo, khi ban hành Hiến pháp 1959, Hồ Chí Minh lại tiếp tục khẳng định việc bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều 26 Hiến pháp ghi nhận: "Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ công hoà có quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào".

Vào giai đoạn này, luật pháp về hoạt động tôn giáo, không chỉ đƣợc ghi nhân trong Hiến pháp 1959 và quy định chi tiết ở sắc lệnh số 234/SL ngày 14- 6-1955, mà nó còn đƣợc ban bố ở nhiều văn bản pháp luật khác (xem ở mục 2.2.1).

Thái độ của Đảng và Nhà nƣớc đối với vấn đề tự do tôn giáo không có gì là mờ ám, ngƣợc lại phân minh một cách rõ ràng. Những vấn đề liên quan đến "quyền" của mỗi công dân đều đƣợc Hồ Chí Minh đƣa vào luật pháp để bảo vệ quyền lợi ấy. Ngay việc tham gia Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp Bầu cử đại biểu quốc hội đều không phân biệt tôn giáo, ai có tài, có đức, đều đƣợc nhân dân bầu chọn.Tƣ tƣởng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc chú trọng. Và sau khi Ngƣời mất ít năm, tƣ tƣởng này đã đƣợc Chính phủ tóm tắt chung ở Nghị quyết số 279 -CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 (Xem 2.2.1)

Trong giai đoạn này, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tăng cƣờng các hoạt động chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chúng không chỉ sử dụng quân sự để phá hoại các mục tiêu kinh

tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, mà còn tìm mọi cách lợi dụng các tôn giáo để phá hoại tƣ tƣởng, gây chia rẽ đồng bào theo đạo và không theo đạo, chia rẽ đồng bào tôn giáo với Đảng và Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó điều 12 mục 3 quy định:

Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà tuyên truyền, tổ chức hoặc có những hành động khác nhằm phá hoại chính sách tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo với chính quyền; lợi dụng tín ngưỡng xâm phạm đến quyền tự do dân chủ các tín đồ, cản trở họ làm nghĩa vụ công dân hoặc tham gia các đoàn thể công dân, các hợp tác xã, các tổ chức quân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội thì lại phạt từ 5 năm đến 15 năm".

Đồng thời ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo nhất là vấn đề "các tôn giáo đƣợc phép mở trƣờng tƣ thục". Sự quan tâm đó tiếp tục đƣợc thể hiện ở Thông tƣ 593-TTg ngày 10-12- 1957 về chủ trƣơng đối với các trƣờng tôn giáo. Đến Thông tƣ số 60 - TTg- 1964 của Phủ Thủ tƣớng, "thực sự đúc kết một chặng đƣờng thể chế hoá quyền tự do tôn giáo, tín ngƣỡng của nƣớc ta" [61,399]. Trong đề cƣơng giải thích Thông tƣ này, nêu rõ ở trong phần I, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với tôn giáo: Đối với đồng bào tôn giáo, tự do tín ngƣỡng là một yêu cầu chính đáng. Quyền tự do tín ngƣỡng gắn liền với nền độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Dƣới chế độ cũ, đi đôi với sự áp bức và lừa phỉnh nhân dân ta bọn đế quốc phong kiến lợi dụng và chèn ép các tôn giáo để chia rẽ nhân dân ta và duy trì ách thống trị của chúng. Rõ ràng là khi mất nƣớc nhân dân ta làm nô lệ thì tôn giáo không đƣợc tự do.

Phần II, Các tôn giáo đối với chính sách trên, sau khi nêu lên

những những chuyển biến của giới tu hành trong việc đạo. Đề cƣơng cũng nêu một số sai phạm của các tổ chức tôn giáo, đã khéo léo lấy ngay

ý kiến của bà con giáo dân để phê phán, nhắc nhở “ Tổ chức tôn giáo đó làm nhƣ vậy là trái ý nguyện của quần chúng tín đồ, chuốc lấy khó khăn cho mình, ảnh hƣởng bị sa sút… Đồng bào tôn giáo nói trên mến đạo nhƣng biết yêu nƣớc, không mất cảnh giác . Thái độ và hành động của đồng bào nhƣ vậy là rất đúng mực và sáng suốt’’. Nhƣ vậy vấn đề tự do tôn giáo đã đƣợc thể chế hoá và trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của chỉnh thể dân chủ cộng hoà.

Giai đoạn từ 1954 đến 1969, hệ thống luật pháp về hoạt động tôn giáo trong giai đoạn này đã đƣợc bô sung đầy đủ hơn. Hồ Chí Minh đã ký và ban hành nhiều sắc lệnh, đồng thời Chính phủ cũng có nhiều luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị, Thông tƣ để điều chỉnh các nội quy quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo. Nếu nhƣ ở giai đoạn trƣớc chƣa xác định, thì giai đoạn này Hồ Chí Minh đã xác định một cách cụ thể, rõ ràng đối với các hoạt động nhƣ: Hoạt động tôn giáo của các chức sắc, tín đồ tôn giáo, hoạt động mở trƣờng đào tạo chức sắc của các tôn giáo, quy định về việc in ấn, xuất bản kinh bổn, tài liệu liên quan đến tôn giáo, hoạt động từ thiện của các tôn giáo nên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hoạt động mở trƣờng tƣ thục của các tôn giáo, quy định về chính sách đất đai do các tôn giáo quản lý. Quy định mối quan hệ giữa chính quyền với các tôn giáo (tất cả là nền tảng mà Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo 2003 đã kế thừa và phát triển).

Ở giai đoạn này, dƣới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo. Đặc biệt nhà nƣớc đã ban hành nghị định thành lập Ban tôn giáo Trung ƣơng và địa phƣơng để giúp Chính phủ và Uỷ ban hành chính các cấp trong việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, theo dõi, hƣớng dẫn, đôn đốc việc thi hành những chủ trƣơng, chính sách, Pháp luật của Đảng, nhà nƣớc về tôn giáo.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)