Hồ Chí Minh đã gắn tôn giáo Việt Nam trong mối quan hệ kinh nghiệm quốc tế.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 94 - 99)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

3. 2 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP TÔN GIÁO TỪ 1969 ĐẾN NAY

3.2.4 Hồ Chí Minh đã gắn tôn giáo Việt Nam trong mối quan hệ kinh nghiệm quốc tế.

kinh nghiệm quốc tế.

Một trong những vai trò , vị trí của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với vấn đề luật pháp tôn giáo, chúng ta không thể quên đƣợc sự tài tình, khéo léo của Hồ Chí Minh khi Ngƣời đã gắn tôn giáo Việt Nam trong mối quan hệ kinh nghiệm quốc tế.

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, Hồ Chí Minh đã tìm ra đƣợc một mô hình cho Việt Nam , đó là mô hình nhà nƣớc thế tục . Vì chính Ngƣời đã học tập đƣợc những mô hình các nhà nƣớc trên thế giới và qua những kinh nghiệm quốc tế, Hồ Chí Minh thấy rằng chỉ có thể áp dụng mô hình này cho Việt nam.

Trong mô hình nhà nƣớc thế tục này Hồ Chí Minh còn gắn kết những công ƣớc quốc tế để tìm ra một mô hình chân chính cho tôn giáo Việt nam, đồng thời phù hợp với sự phát triển của thế giới. Ngoài ra, Ngƣời còn học những từ ngữ nhƣ “ Tự do thờ cúng” của Châu âu, hay học tập những điều của "Luật Phân ly" để tìm ra những ngôn từ cho việc xây dựng luật pháp tôn giáo của nƣớc ta.

Tiểu kết

Những cống hiến của Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo của Việt Nam là một giá trị vô giá không gì so sánh nổi. Nó có một vai trò và một vị trí thật sâu đậm đối với luật pháp tôn giáo nói riêng và luật pháp nói chung. Những đóng góp của Hồ Chí Minh nhƣ một luồng gió mới vào nhà nƣớc non trẻ Việt Nam tạo đƣợc niềm hứng khởi cho toàn dân, từng bƣớc tạo dựng đƣợc một nền tảng luật pháp tôn giáo phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên - điều kiện xã hội của Việt Nam. Cũng từ đó mỗi công dân Việt Nam đều đƣợc sống một cuộc sống tự do, bình đẳng và bác ái. Với nền tảng luật pháp tôn giáo khi còn sống Hồ Chí Minh đã tạo dựng ra một phong cách tôn giáo phù hợp với Việt Nam, đó là một nhà nƣớc thế tục mác xít, mỗi công dân đều có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và không tín ngƣỡng, tôn giáo, đồng thời mọi công dân đều đƣợc bảo vệ bằng pháp luật và phải tuân theo luật pháp của đất nƣớc.

Kể từ khi Ngƣời ra đi cho đến nay, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn kế thừa những tƣ tƣởng đó của Ngƣời. Từng bƣớc Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục phát triển và triển khai những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về vấn đề luật pháp tôn giáo. Không xa nữa chúng ta sẽ có đƣợc một bộ luật tôn giáo, trong đó mọi tín đồ đều cùng đƣợc đồng hành với sƣ phát triển của dân tộc, cũng nhƣ chế độ xã hội của nƣớc ta.

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc và xây dựng nhà nƣớc VNDCCH, Ngƣời đã tạo dựng cho đất nƣớc những tƣ tƣởng vĩ đại để kiến thiết nƣớc nhà. Trong những tƣ tƣởng đó, Ngƣời đã tạo ra đƣợc một tƣ tƣởng về luật pháp tôn giáo vững chắc cho nền luật pháp tôn giáo của Việt Nam. Trải qua các giai đoạn lịch sử luật pháp về hoạt động tôn giáo ngày càng kế thừa nền tảng của Hồ Chí Minh. Và những đóng góp của Hồ Chí Minh đã trở thành một nền tảng trong hệ thống luật pháp tôn giáo của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua nghiên cứu về Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo tác giả đã nhận thấy rằng:

1. Tôn giáo là một vấn đề luôn luôn đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, vào thời kỳ phong kiến nƣớc ta vì xã hộ bâý giờ chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của những ông vua nên tôn giáo cũng phụ thuộc luôn cả vào những vị vua này. Luật pháp tôn giáo của nƣớc ta cũng đã đƣợc các triều đại phong kiến xây dựng nhƣng nó chỉ nằm rải rác trong nền tảng luật pháp chung của nhà nƣớc, chứ chƣa có sự quy định riêng rẽ.

Khi Nhà nƣớc VNDCCH ra đời cho đến ngày nay, vấn đề tôn giáo luôn đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và tôn trọng. Tuy nhiên bối cảnh đời sống đã có nhiều thay đổi, các thế lực thù địch luôn muốn phá thành quả cách mạng của dân tộc ta nên chúng đã chọn một con đƣờng đó là lợi dụng tôn giáo. Chính vì vậy mà trong suốt thời gian qua kẻ thù đã lợi dụng tôn giáo làm cho đời sống tôn giáo nhiều khi phải trải qua những giai đoạn khó khăn. Trƣớc tình hình nhƣ vậy Hồ Chí Minh đã thể chế hóa vấn đề tôn giáo, đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyện vọng của nhân, đồng thời ngăn chặn đƣợc những âm mƣu phá hoại hòa bình của kẻ thù.

2. Dƣới góc độ chung về sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với tín ngƣỡng tôn giáo, tác giả thấy rằng dù trong hoàn cảnh nào Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn tôn trọng tôn giáo, tôn trọng giá trị đạo đức truyền thống của nhân dân và Ngƣời luôn nêu cao tƣ tƣởng noi gƣơng sáng của những bậc thánh nhân. Học hỏi những điều hay lẽ phải mà những bậc thánh nhân truyền lại để rồi từ đó Hồ Chí Minh tiếp tục truyền dạy lại cho nhân dân. Đặc biệt Hồ Chí

Minh luôn loại bỏ việc lợi dụng tôn giáo tín ngƣỡng, nhằm tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Mong muốn xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền mạnh mẽ có thể bảo vệ đƣợc quyền lợi cho nhân dân, tạo cho nhân dân sống có luật pháp và tôn trọng luật pháp, để cùng nhau đoàn kết xây dựng một Nhà nƣớc vững mạnh, xứng đáng để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu.

Trải qua các giai đoạn cách mạng Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiện quan điểm nhất quán về luật pháp hoạt động tôn giáo là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, đây là một trong những quyền nhân thân cơ bản nhất của con ngƣời. Hồ Chí Minh đã xác định đƣợc đƣờng lối của một nhà nƣớc thế tục cần phải làm và điều đó đã đƣợc đúc rút thông qua Sắc lệnh 234- SL ngày 14- 06-1955.

Nền tảng luật pháp tôn giáo của Hồ Chí Minh đã tạo đƣợc một hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo, đồng thời là phƣơng tiện đấu tranh chống lại mọi âm mƣu hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm độc lập, chủ quyền của đất nƣớc. Góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đoàn kết đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân, hƣớng các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. Bên cạnh đấy, Hồ Chí Minh với việc tạo ra nền tảng luật pháp tôn giáo còn tạo ra một phong cách tôn giáo rất riêng Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nƣớc và hợp với văn hóa, cách nghĩ của ngƣời dân Việt Nam.

3.Từ những đóng góp của Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo đã tạo đƣợc nền tảng cho luật pháp tôn giáo của Việt Nam và có một vị trí nhất định trong luật pháp tôn giáo của Việt Nam. Ngày nay, Đảng và Nhà nƣớc đang từng bƣớc tiến tới hoàn thiện hệ thống luật pháp về vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng. Trong sự hoàn thiện đó, tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc kế thừa gần nhƣ nguyên vẹn. Tiến tới chúng ta sẽ xây dựng một bộ luật tôn giáo hoàn chỉnh thiết nghĩ Đảng và nhà nƣớc sẽ phát huy hơn nữa những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về luật pháp tôn giáo

Đề tài của luận văn mang tên Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống hình thành, phát triển những đóng góp của Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo. Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhƣng kết quả nghiên cứu đề tài luận văn sẽ góp phần vào việc hiểu hơn nữa những tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về luật pháp tôn giáo.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 94 - 99)