Giai đoạn 1990 đến nay.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 84 - 89)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

3. 2 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP TÔN GIÁO TỪ 1969 ĐẾN NAY

3.2.2. Giai đoạn 1990 đến nay.

Bƣớc sang giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nƣớc một cách sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình đổi mới nhƣ vậy, Nhà nƣớc đã có nhiều chuyển biến, đổi mới mạnh mẽ đối với nhu cầu tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân. Noi theo tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo tín ngƣỡng đồng thời kế thừa nền tảng luật pháp tôn giáo mà Hồ Chí Minh đã xây dựng khi Ngƣời còn sống, Đảngvà Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, chủ trƣơng phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Đặc biệt về lĩnh vực luật pháp tôn giáo nƣớc ta đã và đang tiến tới hoàn thiện hệ thống văn bản có tính pháp lý cao hơn nhƣ luật, pháp lệnh , bộ luật, nghị định vv.. thay thế cho các sắc lệnh, sắc luật. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn đƣợc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện đáp ứng tốt nhu cầu củ thực tiễn.

Quán triệt những tƣ tƣởng, quan điểm của Đảng về chính sách đối nội, đối ngoại trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XIX; Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16-10-1999 của Bộ Chính trị; Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan

trọng trên lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc với hoạt động tôn giáo.

Ngày 21/03/1991 Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định 69/HĐBT về việc "Quy định các hoạt động tôn giáo" đã đề cập nhiều nội

dung trong lĩnh vực tôn giáo. Ngoài những nội dung thừa kế các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đó Nghị định còn chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung mới nhƣ Nghị định đã có những điều khoản cụ thể hơn về các hoạt động tôn giáo “ đƣợc đảm bảo và khuyến khích” , “ những hoạt động lợi dụng tôn giáo bị lọai trừ”. Nghị định cũng vạch rõ sự khác biệt giữa các hoạt động tôn giáo “ không phải xin phép” và “ phải xin phép”. Bên cạnh đó Nghị định còn quy định về cơ sở thờ tự, tu bổ, sửa chữa, xây dựng, bắt đầu có những quy định rõ hơn về các hoạt động quốc tế của các tôn giáo. Song song với các tín đồ, các hoạt động quyền hành của nhà chức sắc, nhà tu hành; việc in ấn, xuất bản các loại kinh sách và các ấn phẩm tôn giáo; quan hệ quốc tế của các tôn giáo, về thành lập và hoạt động của các dòng tu Công giáo cũng đƣợc quy định, tránh đƣợc tình trạng chƣa rõ ràng nhƣ trƣớc đây. Qua quá trình thực hiện, Nghị định đã là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thời là công cụ để nhà nƣớc thực hiện sự quản lý của mình đối với các hoạt động tôn giáo. Tuy vậy, Nghị định vẫn còn bộc lộ một số bất cập trƣớc tình hình mới.

Ở giai đoạn đổi mới đến nay văn bản pháp quy có những quy định điều chỉnh hoạt động tôn giáo nhiều hơn giai đoạn mới giải phóng cho đến 1986. Nhà nƣớc đã bỏ hình thức ban hành sắc lệnh. Bên cạnh đấy, nhiều nghị định quy định về hoạt động tôn giáo đã có thông tƣ hƣớng dẫn thi hành chi tiết, nên việc thực hiện pháp luật có hiệu quả hơn trƣớc.Tình hình ban hành hành lang pháp lý về hoạt động tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ngày càng nhiều điểm mới. Từ năm 1990 sau Nghị quyết 24 Bộ Chính trị đến năm 1998 chính thức chỉ có một Nghị định và hai chỉ thị về các hoạt động tôn giáo. Nhƣng từ năm 1998 tới nay, trong vòng 6 năm Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành 4 văn bản về hoạt động tôn giáo. Chứng minh một điều rằng Nhà nƣớc, Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Từ năm 1998 đến nay tình hình thi hành pháp luật về hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quản lý của chính quyền. Tuy nhiên, bên cạnh xu hƣớng chủ đạo đó vẫn còn nhiều hoạt động vi phạm pháp luật.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, các thế lực thù địch xác định Việt Nam là một trong những trọng điểm còn lại của chủ nghĩa xã hội và tìm mọi cách để nhanh chóng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta . Chúng theo sát tình hình và chỉ đạo một số giáo hội của một số tôn giáo ở Việt Nam, tuyên truyền, bôi nhọ Việt Nam nhằm tạo ra một nƣớc Việt Nam không tự do Tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng kích động gây rối, tạo ra sự mất ổn định chính trị. Vi phạm trong lĩnh vực in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo; sản xuất hoặc nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo.

Trƣớc tình hình đó Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật năm 1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị về công tác tôn giáo trong tình hình mới ra ngày 2/7/1998 có nêu lên một số vấn đề: Hoạt động tôn giáo của một số tín đồ, chức sắc một số nơi chƣa theo đúng pháp luật nhƣ: tổ chức sinh hoạt tôn giáo, in ấn, xuất nhập, lƣu hành kinh sách, sử dụng đất đai, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự và huy động quá lớn sức dân, không đúng quy định của pháp luật. Vẫn còn tình trạng truyền đạo trái phép và lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo tiến hành các hoạt động gây phƣơng hại đến lợi ích quốc gia".

Để khẳng định quyền đƣợc tự do tín ngƣỡng tôn giáo của công dân tạo điều kiện cho việc tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật. Chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/CP ra ngày 19/04/1999 về các hoạt động tôn giáo. Nghị định gồm 3 chƣơng, 29 điều quy định rõ ràng những hoạt động của tôn giáo.

Điều 1, chƣơng I: Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do, tôn giáo, tôn giáo, và quyền tự do không tín ngƣỡng tôn giáo. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do Tín ngƣỡng, Tôn giáo".

Nghị định cũng quy định rõ: Công dân theo Tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm đƣợc hƣởng mọi quyền công dân". (Điều 2 - Chƣơng 1) và "Các hoạt động Tôn giáo phải tuân theo luật pháp mà Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 4 - chƣơng 1). “ Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo để chống lại Nhà nƣớc cọng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công

dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử theo pháp luật” ( Điều 5)

Có thể nói Nghị định 26 đã thể hiện sự nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề tôn giáo và tiếp tục thể chế hoá đƣờng lối chính sách. Đây là bƣớc tiến khi phát triển Nghị định trên những quy phạm pháp luật trƣớc đó. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, Nghị định số 26/CP còn quy định nhiều nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo nhƣ: Quy định quyền tự do theo, không theo hoặc thay đổi tôn giáo; quy định về sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành; quy định về việc công nhận tổ chức của tôn giáo; đăng ký xin phép hoạt động tôn giáo ; xây dựng, sửa chữa cơ sở tôn giáo; xuất bản kinh sách, xuất nhập khẩu các ấn phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo; mở các trƣờng lớp tôn giáo, hoạt động từ thiện nhân đạo, hoạt động tài chính của tôn giáo; quan hệ quốc tế của tôn giáo và việc xử lý các trƣờng hợp mạo danh chức sắc, nhà tu hành, vi phạm quy định của Nghị định. Nghị định 26 thể hiện sự nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của xã hội cũng nhƣ sự phát triển của tôn giáo.

Bên cạnh đấy, để hƣớng dẫn , kiểm tra quản lý nhà nƣớc về bộ máy làm công tác quản lý tôn giáo ở giai đoạn này cũng đƣợc nhà nƣớc quan tâm. Năm 1993, Chính phủ đã xét thấy tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, và cần có cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trong cả nƣớc, ngày 4-6- 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/CP về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban tôn giáo của Chính phủ. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định ở các địa phƣơng đã có 45/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành lập Ban tôn giáo và 4 tỉnh lập phòng tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Ở một số huyện, quận, thị xã trọng điểm về tôn giáo, nhiều nơi đã thành lập Ban tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Sau một thời gian hoạt động, để cho kịp tiến trình phát triển của các tôn giáo Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP để thay thế cho Nghị đinh 37/CP. Nghị định đã quy định “ Ban tôn giáo Chính phủ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý

nhà nƣớc về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc, quản lý các dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật( Điều 1)

Trong giai đoạn này, Nhà nƣớc đã ban hành một Hiếp pháp mới- Hiến pháp năm 1990, Nhà nƣớc đã quy định rõ ràng các "quyền" tự do tín ngƣỡng "Công dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật".

Tiếp theo Hiến pháp 1992, Nhà nƣớc cũng đã có nhiều Nghị định, Chỉ thị, Thông tƣ quy định rõ ràng hơn nữa về quyền hoạt động tôn giáo của các tín đồ. Nhƣ các tín đồ đƣợc tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình, và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Đến Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng đã có Nghị quyết về công tác tôn giáo. Xác định tôn giáo là vấn đề chiến lƣợc, có ý nghĩa.

Đặc biệt đến năm 2004, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số hiệu 21/2004/PL-UBTVQH11. Pháp lệnh

tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một bƣớc tiến mới và lần nữa khẳng định chủ

trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc về tín ngƣỡng tôn giáo. Là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngƣỡng tôn giáo. Pháp lệnh đã thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách về tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do, tín ngƣỡng tôn giáo, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo ra đời không chỉ làm cho đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta yên tâm, phấn khởi mà còn là lời tuyên bố với bạn bè năm châu, với quốc tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam, qua đó củng cố uy tín của Việt Nam trên thế giới, đẩy lùi những mƣu toan lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nƣớc Việt Nam. Pháp lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo đã đƣợc kế thừa Sắc lệnh 234/SL ngày 14-6-1955 do Hồ Chí Minh ký và đã đƣợc kiểm nghiệm trong thực tế qua nhiều năm thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo, đồng thời thích hợp với luật pháp

quốc tế về lĩnh vực hoạt động tôn giáo và nhân quyền, trong đó có những điều ƣớc Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập.

Nhƣ vậy là, dù bất cứ ở giai đoạn cách mạng nào, Nhà nƣớc và Quốc hội cũng luôn kế thừa tƣ tƣởng mà Hồ Chí Minh tạo nên, luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và không tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; các tôn giáo đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật, chống đƣợc những âm mƣu hoạt động, lợi dụng tôn giáo để xâm hại tới an ninh quốc gia. Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nƣớc từng bƣớc cố gắng để hoàn thiện luật pháp tôn giáo . Và kết quả chúng ta đã có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo một hình thức luật cao nhất của nƣớc ta, để đáp ứng đƣợc nhu cầu của đông đảo quàn chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)