Sắc lệnh 234/SL nền tảng luật pháp tôn giáo cho nước ta.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 61 - 62)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

8. Nghị quyết số 197-CP ngày 11-11-1977 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về một số chính sách đối với tôn giáo

2.3.1. Sắc lệnh 234/SL nền tảng luật pháp tôn giáo cho nước ta.

Năm 1954, miền Bắc đƣợc giải phóng, miền Nam tạm thời nằm dƣới sự thống trị của Mỹ - Nguỵ. Giai đoạn này đất nƣớc ta tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống bè lũ tay sai ở miền Nam. Miền Bắc vừa đƣợc giải phóng, bọn thực dân, tay sai tuyên truyền, cƣỡng bức ngƣời theo Kitô giáo ở miền Bắc di cƣ vào miền Nam, xuyên tạc vu khống cộng sản cấm đạo và diệt đạo. Làm cho tình hình chính trị nhiều lúc đảo lộn. Các tổ chức tôn giáo và giáo dân tin vào lơi lẽ tuyên truyền phản động , nhiều nơi đã theo bọn tuyên truyền di cƣ vào Nam. Số giáo dân còn lại thì bị hoang mang tinh thần trƣớc những lời lẽ tuyên truyền của bọn tay sai. Tuy nhiên, Giáo hội các tôn giáo ở miền Bắc đều tham gia vào mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chịu sự quản lý của Nhà nƣớc. Và đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh ở miền Nam. Bên cạnh tình hình khó khăn này, cũng có lúc việc chấp hành chính sách tôn giáo còn gặp phải nhiều sai lầm.

Trƣớc hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh đã luôn kiên trì và giải thích rõ cho đồng bào về mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, và tôn giáo nào không hề bị hạn chế dƣới xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân. Để

làm cơ sở cho việc xây dựng luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam tình hình mới, ngày 20-3-1955 kỳ họp thứ tƣ, Quốc hội khoá I đã đề ra nguyên tắc về vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo:

Thứ nhất: Mọi công dân Việt Nam đều đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng, tự do thờ cúng. Các nhà tu hành đƣợc quyền tự do giảng đạo trong các cơ quan tôn giáo. Sách báo, tài liệu về tôn giáo đƣợc xuất bản theo đúng luật lệ của Chính phủ.

Thứ hai: Các nhà tu hành, các tín đồ đều đƣợc hƣởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân Việt Nam. Tuy nhiên có sự ƣu tiên miễn giảm một số nghĩa vụ để các nhà tu hành có điều kiện hoạt động tôn giáo.

Thứ ba: Các nhà chùa, nhà thờ, thánh thất đƣợc tôn trong và bảo vệ. Thứ tƣ: Các cơ quan giáo lý, văn hoá xã hội, các tổ chức công thƣơng nghiệp của tôn giáo đƣợc bảo hộ.

Thứ năm: Khi thi hành Luật cải cách ruộng đất, các tôn giáo có sự chiếu cố.

Thứ sáu: Những kẻ mƣợn danh nghĩa hoặc vu cớ tôn giáo để phá hoạ hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ, phá hoại đoàn kết, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngƣỡng của ngƣời khác hoặc làm trái pháp luật sẽ bị trừng trị

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)