VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VỚI NHỮNG CỐNG HIẾN TRÊN

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 89 - 92)

. Các văn bản về luật pháp luật tôn giáo do Chính phủ ban hành

3. 2 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP TÔN GIÁO TỪ 1969 ĐẾN NAY

3.3. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VỚI NHỮNG CỐNG HIẾN TRÊN

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VỚI NHỮNG CỐNG HIẾN TRÊN

3.3.1.Với việc đặt nền móng luật pháp tôn giáo của Hồ Chí Minh đã chỉ ra một nguyên tắc có ý nghĩa quyết định giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta.

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam, Ngƣời đã đặt nền món cho nền luật pháp tôn giáo của Việt nam. Trong bối cảnh một đất nƣớc vừa mới đƣợc thành lập, kẻ thù luôn luôn muốn phá hoại nhà nƣớc non trẻ này. Kẻ thù của đất nƣớc đã lợi dụng vào vấn đề tôn giáo để phá hoại nền độc lập, thế nhƣng Hồ Chí Minh đã giải quyết đƣợc vấn đề này. Và Ngƣời còn đặt đƣợc nền móng cho vấn đề luật pháp tôn giáo của đất nƣớc. Hồ Chí Minh là ngƣời đầu tiên đặt vấn đề luật pháp tôn giáo trong vấn đề của dân tộc. Là điều hoàn toàn mới mẻ nhƣng Ngƣời đã tiên phong khai phá đƣợc một con đƣờng.

Nền tảng luật pháp về hoạt động tôn giáo do Hồ Chí Minh gây dựng nên có một vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống văn hóa và xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trong từng giai đoạn cách mạng. Thể hiện đƣợc nhất quán chính sách của Đảng về tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thời bảo vệ việc thờ tự của tôn giáo.

Hơn thế nữa, luật pháp tôn giáo mà Hồ Chí Minh tạo nên còn kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mƣu, hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Không những thế, luật pháp về hoạt động tôn giáo đã góp phần quan trọng vào việc thắng lợi nhiệm vụ đoàn kết đồng bào theo đạo và không theo đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời hƣớng tôn giáo đồng hành với dân tộc. Ngoài ra, nó không chỉ tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo, mà còn là phƣơng tiện hữu hiệu nhất bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Chính vì vậy với nền tảng luật pháp tôn giáo có một vai trò rất quan trọng đối với việc vận động đồng bào có đạo và chức sắc các tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần cùng toàn dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Thông qua đó đồng bào tín đồ các tôn giáo đều nhận thức đƣợc rằng: đất nƣớc có độc lập thì tôn giáo mới đƣợc tự do, không bị phụ thuộc vào ngoại bang và quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi ngƣời dân mới thực sự đƣợc tôn trọng và đảm bảo.

Nền tảng luật pháp tôn giáo này là một công cụ sắc bén đấu tranh với mọi âm mƣu, hoạt động lợi dụng tôn giáo chống lại dân tộc và cách mạng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Lợi dụng các tôn giáo để chống lại Đảng, Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta là âm mƣu rất thâm độc của các thế lực thù địch. Khách thể mà chúng nhằm phá hoại là loại khách thể đặc biệt quan trọng, đó là sự bền vững của chế độ, là độc lập, chủ quyền quốc gia. Nguy hiểm hơn khi âm mƣu, thủ đoạn phá hoại đó đƣợc đội lốt, che đậy bằng các hoạt động mang danh nghĩa tôn giáo. Nhận rõ tính chất nguy hiểm của âm mƣu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, nên ngay tại phiên họp đầu tiên (3-9- 1945), Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ chống lại âm mƣu chia rẽ lƣơng - giáo của kẻ địch.

Luật pháp về hoạt động tôn giáo mà Hồ Chí Minh tạo dựng nên không chỉ quy định nội quy điều chỉnh các hoạt động tôn giáo mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các

ngành trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Là một nền tảng vững chắc cho hệ thống luật pháp tôn giáo mà Đảng và Nhà nƣớc đang tập trung xây dựng. Với nền tảng luật pháp mà Hồ Chí Minh xây dựng nên là một kho tàng quý giá cho nền luật pháp về hoạt động tôn giáo hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2003, hoàn toàn dựa trên nền tảng đó. Trong các chƣơng, điều quy định ở Pháp lệnh tôn giáo gần nhƣ dựa theo sắc lệnh 233 - SL của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng mục ruộng đất là có nhiều điểm khác để cho phù hợp với điều kiện ngày nay.

Ngay tại Điều 1 của Pháp lệnh đó quy định công dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này có nghĩa là công dân đƣợc tự do bày tỏ đức tin tôn giáo của mỡnh, đƣợc thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia những hỡnh thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tụn giỏo, học tập giỏo lý, đạo đức tôn giáo. Chức sắc, nhà tu hành đƣợc thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, đƣợc giảng đạo truyền đạo.

Trong Sắc lệnh 234-SL ngày 14-6-1955 do Hồ Chí Minh ký đã đề cập đến vấn đề này ngay trong Điều 1- Chƣơng 1: Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúngcủa nhân dân. không ai đƣợc xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi ngƣời Việt Nam đều có quyền tự do theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào. Các nhà tu hành đƣợc tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo( nhƣ nhà thờ, chùa, thánh thất, trƣờng giáo lý,vv). Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nƣớc, nghĩa vụ của ngƣời công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong Phỏp lệnh, tín ngưỡng tụn giỏo này, gồm 6 Chƣơng và 41 Điều, tự do tụn giỏo cũn đƣợc thể hiện ở việc cho phép các tổ chức, cá nhân tôn giáo có quyền hoạt động quốc tế, đƣợc thực hiện theo các hiến chƣơng, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam nhƣ mời ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam, triển khai chủ trƣơng cuả tổ chức tôn giáo nƣớc ngoài ở Việt Nam, tham gia khoa đào tạo tôn giáo ở nƣớc ngoài.

Trong Sắc lệnh 243- SL cũng quy định vấn đề này trong Điều 3- Chương 1:Các nhà tu hành ngƣời ngoại quốc mà chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

cho phép thì đƣợc giảng đạo nhƣ các nhà tu hành Việt Nam và tuân theo luật pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhƣ các ngoại kiều khác.

Phỏp lệnh cũn cho phộp ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú hợp pháp tại Việt Nam đƣợc mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu bản thân, đƣợc tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo nhƣ những tín đồ Việt. Những quy phạm này cho thấy Nhà nƣớc Việt Nam có cơ chế tôn trọng và đảm bảo những hoạt động tự do tín ngƣỡng lành mạnh, đề cao các giá trị nhân văn và truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng đời sống tâm linh của đông đảo quần chúng và thừa kế tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Điều 4- Chƣơng 1 của Sắc lệnh 234- SL quy định: Các tôn giáo đƣợc xuất bản và phát hành những kinh bổn, sách báo có tính chất tôn giáo phải tuân theo luật pháp của chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc xuất bản

Nhƣ vậy là vai trò của nền tảng luật pháp tôn giáo do Hồ Chí Minh tạo ra không thể thiếu trong việc hoàn chỉnh luật pháp về hoạt động tôn giáo của nhà nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với luật pháp tôn giáo (Trang 89 - 92)