Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình kinh tế xã hội và nợ cơng giai đoạn 2007-

3.4.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý nợ cơng đã đạt được những bước tiến đáng kể, góp phần ổn định và phát triển kinh tế quốc gia.

- Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý nợ công ra đời và từng bước hoàn thiện

Tại kỳ họp thứ 5, ngày 17 tháng 6 năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thơng qua Luật về quản lý nợ công bao gồm 7 chương, 49 điều đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác

quản lý nợ công ở Việt Nam, thiết lập nên một hành lang pháp lý làm cơ sở để đánh giá tồn bộ hoạt động quản lý nợ cơng. Văn bản này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan Nhà nước trong việc (1) thực hiện giám sát nợ công; (2) xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để giám sát nợ công; (3) xây dựng hệ thống thông tin về nợ công nhằm cơng khai, minh bạch về tình hình nợ cơng của quốc gia. Với các nội dung quan trọng này, Luật Quản lý nợ công năm 2009 được đánh giá là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hoạt động giám sát nợ công khi đã cùng lúc giúp trả lời được các câu hỏi như: ai giám sát, nguyên tắc giám sát là gì, giám sát bằng cách nào, giám sát để làm gì, …và quan trọng nhất là giúp định hướng phát triển một hệ thống thông tin minh bạch, hiệu quả về nợ cơng để tồn dân có thể cùng với các cơ quan chức năng tham gia vào hoạt động giám sát nợ công.

Luật Quản lý nợ cơng 2009 đóng vai trị hết sức quan trọng để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong cơng tác quản lý nợ, tránh tình trạng các đầu mối quản lý tản mạn, tình trạng thiếu thơng tin và phối hợp kém hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Luật Quản lý nợ cơng ra đời cũng có nghĩa như một “tuyên ngôn” rõ ràng của Việt Nam đối với các nhà tài trợ về mức độ nhất quán, tính minh bạch trong công tác quản lý nợ công của Việt Nam.

Để triển khai Luật quản lý nợ cơng, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Riêng đối với hoạt động giám sát nợ công, Nghị định này không chỉ làm rõ hơn các qui định đã nêu trong Luật quản lý nợ cơng, mà cịn bổ sung một số nội dung quan trọng cần được lưu ý thêm là: (1) các căn cứ chủ yếu để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia, (2) các qui định về việc tổ chức hạch tốn và kiểm tốn nợ cơng của cơ quan kiểm toán nhà nước.

việc quản lý và giám sát nợ công là Thông tư số 56/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thơng tư này đã qui định khá chi tiết về: (1) đối tượng giám sát nợ công; (2) mục tiêu giám sát nợ cơng và nợ nước ngồi; (3) nguyên tắc giám sát nợ cơng và nợ nước ngồi, (4) nội dung của hoạt động giám sát nợ công.

Ngày 27/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm huy động tối ưu các nguồn vốn nội lực và các nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ cơng, nợ Chính phủ và nợ nước ngồi của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Việc thiết lập một hệ thống rõ ràng, có hiệu lực cao và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công đã nâng cao hiệu quả quản lý, xác định rõ mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có liên quan. Đưa ra các nguyên tắc nhằm chuẩn hóa quy trình vay và trả nợ của Chính phủ, thống nhất các khoản mục nợ trong và ngoài nước… góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của đất nước.

- Thứ hai,bộ máy quản lý từng bước được hồn thiện, chun mơn hóa

trong cơng tác quản lý nợ công

Trước khi Luật quản lý nợ công ra đời năm 2009, Luật NSNN được coi là cơ sở cho việc đánh giá thực hiện quản lý nợ công. Theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và HĐND các cấp là giám sát thực hiện NSNN. Nợ công là một bộ phận cấu thành của NSNN nên cũng có thể

tạm coi đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc kiểm tra giám sát hoạt động nợ công.

Tuy nhiên, cùng với những đổi mới trong cải cách hệ thống luật pháp, đổi mới trong quản lý hệ thống tài chính, Luật quản lý nợ công 2009 ra đời đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước khác và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công.

Ngày 22/5/2009, Quyết định số 1168/QĐ-BTC được ban hành, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại. Điều này đã chứng tỏ sự phân chia rõ ràng vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong vấn đề quản lý và giám sát tình hình nợ cơng của nước ta. Là yếu tố giúp công tác quản lý nợ công trở nên thống nhất, minh bạch và rõ ràng, nâng cao hiệu quả quản lý nợ ở nước ta.

- Thứ ba, thông qua hoạt động vay nợ, Chính phủ và chính quyền địa

phương các cấp đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các giới hạn an tồn.

Bảng 3.3: Nợ nước ngồi của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2002-2011

Năm GDP (Tỉ đồng) Nợ chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh Tổng nợ NNCP Tốc độ tăng năm sau so với năm trước (%) (%) GDP Tốc độ tăng năm sau so với năm trước (%) (%) GDP Tốc độ tăng năm sau so với năm trước

(%) (%) GDP 2002 535.762 - 26,0 - 0,9 - 26,9 2003 613.443 20,3 27,3 96,4 1,7 23,0 28,9 2004 715.307 17,7 27,6 48,7 2,1 19,5 29,7

2005 839.211 7,0 25,1 -4,9 1,7 6,2 26,92006 974.266 11,2 22,7 14,7 1,7 11,4 24,4 2006 974.266 11,2 22,7 14,7 1,7 11,4 24,4 2007 1.143.715 18,9 25,1 93,2 2,8 23,7 27,9 2008 1.480.038 11,9 21,0 16,5 2,5 11,4 23,5 2009 1.658.389 31,9 24,8 13,4 2,5 31,0 27,3 2010 1.980.914 26,9 26,4 9,52 2,3 25,3 28,7 2011 2.250.100 20,4 25,0 13,1 2,3 19,8 27,3

(Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy trong thời gian vừa qua, nợ trong và ngồi nước khơng ngừng tăng lên. Các khoản vay nợ này đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cân đối NSNN hằng năm, bù đắp các khoản bội chi của NSNN, giải quyết các nhu cầu cấp bách của nền kinh tế, là nguồn vốn vay hiệu quả của các dự án đầu tư phát triển.

Vay nợ trong nước thông qua việc phát hành TPCP đã huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ dân cư để đầu tư vào các hạng mục, cơng trình kinh tế - xã hội có tính trọng điểm, phục vụ phát triển đất nước như các cơng trình nhà máy thủy điện, sân bay, cảng biển, đường cao tốc,... góp phần nâng cao đời sống và thu hút nguồn lực đầu tư vào Việt Nam

Vay nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ cơng. Trong đó, phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Theo tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 31-12- 2011, nợ nước ngồi của Việt Nam ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP năm 2011, nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm sốt dư nợ cơng đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP). Đây là một trong những nguồn lực rất lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn, hỗ trợ thực hiện các dự án có quy mơ lớn trong các lĩnh vực thủy điện, đường giao thông, cấp thốt nước…

Bộ Tài chính cũng cho biết, theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam nằm trong nhóm những nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm sốt và khơng nằm trong nhóm những quốc gia có gánh nặng về nợ.

Từ đây, có thể thấy được rằng hoạt động vay nợ đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội, là kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, chuyển giao tri thức và công nghệ, bảo đảm an tồn cho mơi trường kinh tế vĩ mơ.

- Thứ tư, phần lớn các khoản vay nợ nước ngoài đều là những khoản

vay lớn, thời gian dài và có nhiều ưu đãi

Theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, trong đó: vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, vay ưu đãi khác 19% và vay thương mại chỉ chiếm 6%. Phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5-10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm; Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1 đén 2% một năm).

Cơ cấu đồng tiền vay nợ đa dạng, trong đó vay bằng đồng Yên Nhật chiếm một tỷ lệ cao ( khoảng 22%). Đây là đồng tiền ít bị biến động, các khoản vay bằng đồng Yên chủ yếu là các khoản vay ODA, với mức lãi suất ưu đãi, do vậy mà giảm được đáng kể chi phí vay nợ.

Nguồn: Bản tin Nợ nước ngồi, Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 74 - 80)