Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ công:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan:

Công tác quản lý nợ công chịu sự chi phối bởi các yếu tố khách quan, là những yếu tố ngẫu nhiên do môi trường, không chịu sự điều kiển của con người tác động bao gồm: môi trường kinh tế - xã hội; hệ thống văn bản pháp luật; sự phát triển ổn định của thị trường tài chính trong nước.

Mơi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nợ

cơng. Một quốc gia có mơi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ là yếu tố quan trọng để các quốc gia, tổ chức, chính phủ khác là chủ nợ đi đến quyết định có cho vay nợ hay không. Môi trường kinh tế - xã hội ổn định là nền tảng tâm lý vững chắc cho hoạt động vay nợ. Các chủ nợ khi cho vay ln tìm kiếm sự ổn định và khả năng sinh lời cao từ người đi vay, vì vậy, sự ổn định của nền kinh tế - xã hội sẽ tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.

Việc đảm bảo môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ góp phần tạo sự ổn định trong cơ cấu nợ của Chính phủ. Ngược lại, khi nền kinh tế - xã hội có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, chi phí các khoản vay nợ sẽ tăng lên, việc vay nợ trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

Hệ thống văn bản pháp luật: Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ,

chi tiết, đồng bộ sẽ là một công cụ đắc lực trong việc quản lý hiệu quả sử dụng nợ và các lĩnh vực khác có liên quan. Hệ thống văn bản pháp luật sẽ là cơ sở, căn cứ cho việc thực thi các trách nhiệm pháp lý liên quan đến công tác sử dụng và quản lý nợ cơng, đảm bảo việc giải trình của các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm sử dụng các khoản vay nợ, nâng cao tính minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý nợ công.

Sự phát triển ổn định của thị trường tài chính: đây là một trong

những nhân tố khách quan không thể bỏ qua. Bởi thị trường tài chính phát triển ổn định sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của thị trường, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, đẩy nhanh khả năng thanh toán các khoản nợ hay mua bán các khoản nợ diễn ra trên thị trường. Ngược lại, một quốc gia có thị trường tài chính trì trệ, kém phát triển sẽ tạo ra tâm lý ngần ngại đối với bất kỳ một chủ nợ nào khi cho vay nợ. Điều này sẽ làm tăng chi phí vốn vay, phạm vi vay bị thu hẹp và thời hạn vay bị giảm xuống.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan:

Năng lực của hệ thống bộ máy quản lý: Trình độ quản lý đóng vai trị

hết sức quan trọng trong cơng tác quản lý nợ cơng của Chính phủ. Yếu tố con người đóng vai trị là vị trí trung tâm. Cơng tác quản lý nợ cơng địi hỏi nhà quản lý phải là người có trình độ, am hiểu về tình hình tài chính, ngân sách, các khoản vay nợ của Chính phủ,... Năng lực của bộ máy quản lý đóng vai trị là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng các khoản nợ của Quốc gia. Các cá

nhân tham gia vào công tác điều hành, quản lý nợ phải là người có chun mơn, tinh thơng và nắm bắt tốt, phản ứng nhanh trước các biến động của thị trường để có thể kịp thời tham mưu, đề ra các phương án, lập kế hoạch sử dụng và trả nợ hiệu quả và đúng hạn. Bộ máy quản lý cần có sự minh bạch, phân tách rõ ràng nhiệm vụ, tránh tình trạng chồng chéo, gây lãng phí và tạo độ trễ trong công tác xử lý nợ.

Công nghệ thơng tin: Đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu

quả của công tác quản lý. Sự phát triển của công nghệ giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác trong việc xử lý thơng tin, đáp ứng kịp thời việc công bố thông tin đến các nhà quản lý, nhà đầu tư. Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, và yếu tố khách quan trong q trình xử lý thơng tin. Sự phát triển của hệ thống cơng nghệ thơng tin diễn ra khơng ngừng, vì vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cơng tác quản lý thì việc cập nhật thường xuyên các ứng dụng mới về công nghệ thơng tin là một điều vơ cùng cần thiết.

Tính minh bạch của các chính sách: Ảnh hưởng quan trọng đến niềm

tin của các nhà đầu tư và chủ nợ. Để thực hiện điều này, cần xây dựng một hệ thống các chính sách rõ ràng, cụ thể. Lập nên các kế hoạch sử dụng nợ và trả nợ hợp lý. Công bố thông tin công khai, rõ ràng để tăng hiệu quả quản lý nợ cơng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 27 - 29)