Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc thực hiện “ Kiểm soát cam kết chi”

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong

Ở VIỆT NAM

4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc thực hiện “ Kiểm soát cam kết chi”

kết chi”

Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế việc sử dụng vốn vay còn bất cập, nhiều hoạt động sử dụng vốn vay vượt quá mức độ cho phép và khơng đúng mục đích nên đạt hiệu quả khơng cao, tốc độ giải ngân các khoản vay còn chậm trễ. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng giải ngân chậm là do thiếu vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng chậm, năng lực, cách thức điều hành của các ban quản lý dự án ở Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương, hay thay đổi, thủ tục hành chính cịn rườm rà. Việc xây dựng kế hoạch nợ hằng năm thường căn cứ vào nhu cầu của ngân sách mà chưa tính đến khả năng cung cầu vốn trên thị trường khiến việc điều hành các kế hoạch sử dụng nợ chưa linh hoạt, thiếu tính chủ động làm gia tăng chi phí vay nợ.

Nội dung của giải pháp và biện pháp thực hiện:

là đơn vị sử dụng vốn vay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án, đã tạo ra cho đơn vị mình một nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ này buộc đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng như cam kết, đúng mục đích sử dụng, đúng số vốn cam kết. Hoạt động quản lý, kiểm soát cam kết chi là hoạt động kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi, đồng thời kiểm tra về căn cứ để xác định giá trị cam kết. Ý nghĩa của việc kiểm soát cam kết chi vốn vay: đảm bảo các khoản sử dụng vốn vay phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung vốn vay sử dụng hiệu quả; góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành nợ. Việc kiểm soát, thanh toán trực tiếp từng khoản chi cho các đối tượng sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụ đã được giao, sẽ góp phần lập lại kỉ cương, kỉ luật tài chính. Ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý, sửa đổi kịp thời. Việc thực hiện kiểm soát cam kết chi là rất cần thiết, góp phần minh bạch hóa hoạt động quản lý chi tiêu cơng, đồng thời thúc đẩy q trình lành mạnh hóa các hoạt động trong nền kinh tế.

Tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát cam kết chi phải gọn nhẹ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh những thủ tục trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị trong qua trình kiểm sốt cam kết chi.

- Nâng cao khả năng quản lý vốn vay. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng và hiệu quả sử dụng nợ công, trên cơ sở kiểm soát thâm hụt ngân sách hợp lý và có chiến lược cụ thể về huy động và sử dụng hiệu quả nợ cơng.

•Vay nước ngồi: Việc huy động vốn vay nước ngoài bổ sung cho đầu tư phát triển cần gắn với hiệu quả sử dụng. Ưu tiên huy động các khoản vay

dài hạn, chi phí vay thấp và mức rủi ro hợp lý để đầu tư cho các dự án có hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vay nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro về tỉ giá, về hạn mức tín nhiệm cũng như có thể tồn tại một số ràng buộc về chính trị-kinh tế với nước cho vay, song song với việc hồn thiện và kiểm sốt chặt chẽ nguồn vay từ nước ngồi, Nhà nước nên có chính sách để phát triển thị trường trái phiếu trong nước để cải thiện tình trạng nợ cơng theo hướng giảm tỉ lệ nguồn vốn vay bằng ngoại tệ để phòng tránh rủi ro.

•Vay trong nước: Bộ tài chính là cơ quan chịu trách phát hành các cơng cụ nợ, kí kết các thỏa thuận vay theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của chính phủ. Hiện nay, vay trong nước chiếm khoảng 40% tổng nợ công của Việt Nam.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Khắc phục hiện tượng giải ngân chậm trễ: Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính trong q trình giải ngân, cung cấp kịp thời vốn đối ứng, nhanh chóng giải phóng mặt bằng, nâng cao năng lực, cách thức điều hành của các ban quản lý dự án ở Trung ương và địa phương. Cải cách thủ tục hành chính, hài hồ hố thủ tục đầu tư, xây dựng, phân bổ vốn ngân sách nhà nước, vay về cho vay lại đảm bảo giám sát chặt chẽ.

trước mắt để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng các khoản nợ. Phát hiện ngay các tiêu cực, sai sót trong qua giải ngân và sử dụng vốn. Công tác quản lý, thực hiện, kiểm sốt cam kết chi phải có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cấp ngân sách và các đối tượng có liên quan trong nền kinh tế. Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hằng năm của Chính Phủ, sau đó giám sát việc thực hiện theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 93 - 96)