Xây dựng chiến lược nợ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong

Ở VIỆT NAM

4.2.1. Xây dựng chiến lược nợ

Nhằm khắc phục hạn chế quy mơ nợ nước ngồi ngày càng lớn do khủng hoảng nợ công của một số nước trên thế giới như Hi Lạp, Síp… ảnh hưởng khơng nhỏ tới các quốc gia khác và Việt Nam khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó, cộng với sự thu hẹp của việc vay nợ trong nước do nền kinh tế trong nước gặp khó khăn để bù đắp thâm hụt ngân sách đã làm quy mô nợ nước ngoài gia tăng.

Nội dung của giải pháp và biện pháp thực hiện: - Duy trì giới hạn nợ ở mức an tồn

Cần tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an tồn theo các chỉ tiêu quy

định tại Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngồi của quốc gia cụ thể:

Bảng 4.2: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngồi của quốc gia

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ

1 Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP < 50% 2 Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với xuất khẩu < 200% 3 Nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ < 25% 4 Trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước < 12% 5 Dự trữ ngoại hối so tổng số nợ ngắn hạn > 200%

(Nguồn Bộ Tài chính)

Tổ chức thực hiện thanh tốn trả nợ nước ngồi, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.

- Đảm bảo tính bền vững về quy mơ và tốc độ tăng trưởng của nợ cơng, có khả năng thanh tốn trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an tồn nợ cơng; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…

-Có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà

nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ nước ngoài và các cân đối lớn của nền kinh tế.

bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay nước ngồi của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ.

- Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn nợ: Bám sát hệ thống các chỉ tiêu an toàn nợ đã xây dựng để tránh vượt mức, cân đối được khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài.

Giải pháp này cần được thực hiện trong trung hạn và do một số cơ quan đảm nhiệm như: Cùng với quyết nghị thành lập Quỹ tích lũy nợ, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện quản lý Quỹ tích lũy trả nợ với nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, sử dụng nguồn vốn của Quỹ đúng mục đích, bảo đảm tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu của Quỹ. Bên cạnh đó Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xác định phương pháp tính tốn và xây dựng các chỉ tiêu giám sát nợ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w