- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình kinh tế xã hội và nợ cơng giai đoạn 2007-
3.2.1. Khung thể chế và tổ chức quản lý nợ
Trước khi có Luật quản lý nợ công chưa hình thành mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ công, việc quản lý nợ được giao cho một số cơ quan khác nhau thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý nên sự phân công trách nhiệm còn mang tính phân tán và chồng chéo.
Đối với quản lý vay và trả nợ nước ngoài do 3 cơ quan thực hiện: Bộ KHĐT thực hiện đàm phán kí kết ODA đối với hiệp định khung, NHNN thực hiện đối với hiệp định vay với WB và IMF còn BTC thực hiện đối với các hiệp định vay cụ thể với các Chính phủ và tổ chức tài chính khác. Do đó, mỗi một cơ quan quản lý chịu trách nhiệm khác nhau trong việc quản lý nợ, cùng với đó là việc sử dụng hệ thống kế toán quản lý khác nhau nên rất khó cho việc tích hợp số liệu nợ. Điều này khiến cho số liệu nợ bị phân tán tại nhiều đơn vị dẫn tới tình trạng quản lý chồng chéo, không thống nhất.
Đối với quản lý vay và trả nợ trong nước cũng do hai cơ quan thực hiện đó là KBNN và BTC. Ngoài ra việc phân công nhiệm vụ trong chính các đơn vị trực thuộc BTC cũng bị chồng chéo, bất hợp lý. Cụ thể như Vụ NSNN và Vụ Tài chính đối ngoại cùng được phân công quản lý nợ quốc gia nhưng lại
không chỉ rõ trách nhiệm của từng đơn vị dẫn đến nhiều công việc thì trùng lặp trong khi một số nghiệp vụ không có đơn vị nào theo dõi…
Luật quản lý nợ công ra đời đánh dấu bước tiến lớn trong việc quản lý nợ công, thực hiện theo mô hình BTC là cơ quản quản lý nợ công và tập trung quản lý về một đầu mối cấp quốc gia. Việc thành lập Cục QLN và TCĐN thuộc BTC đã thể hiện sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nợ công ở VN. Ngay sau khi thành lập, Cục đã xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý cho việc quản lý nợ:
Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ quan quản lý nợ của Việt Nam
Luật quản lý nợ công cũng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế trong quản lý nợ công. Đó là việc qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong việc quyết định mục tiêu, phương hướng quản lý nợ;
Chính phủ trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động quản lý nợ với sự giúp sức của các cơ quan chính là BTC, NHNN, Bộ KHĐT mà BTC chính là cơ quan trực tiếp được trao quyền thực thi hoạt động quản lý nợ công.