- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong
Ở VIỆT NAM
4.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nợ
động của cơ quan quản lý nợ
Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế về bộ máy quản lý nợ công, hiệu quả hoạt động chưa cao. Do mà bộ máy quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến vay nợ và phòng ngừa rủi
ro. Phần lớn xử lý nợ theo ý chí chủ quan của nhà quản lý; chưa xây dựng được quy trình quản lý nợ cụ thể, công tác xử lý thường nhỏ lẻ với từng món nợ khác nhau đã gây ra sự lãng phí và chậm trễ và khơng theo kịp với sự biến động của thị trường.
Mặt khác, do sự biến đổi quá nhanh của thị trường, sự cứng nhắc trong công tác quản lý, cập nhật thông tin chưa đầy đủ kịp thời đã khiến cho việc xây dựng các hệ thống dự báo rủi ro và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi rơ nợ cơng gặp khó khăn và thiếu tính chính xác.
Nội dung của giải pháp và biện pháp thực hiện:
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh các văn bản
pháp luật về quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ nội
dung, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà nước, các cơ quan, ban ngành trong việc quản lý nợ công. Hiện nay, các văn bản pháp luật về quản lý nợ công gồm có: Luật quản lý nợ cơng (Luật số 29/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010) và Nghị định 79/2010/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 30/08/2010). Các Văn bản pháp luật này đã bước đầu hình thành khung pháp lý cho vấn đề quản lý nợ công. Bước tiếp theo là việc tổ chức, theo dõi và đánh giá việc thực hiện để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh nội dung quản lý pháp luật của nợ cơng.
- Chính phủ thống nhất quản lý nợ cơng và nợ nước ngoài của quốc gia trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, thống nhất đầu mối theo dõi, tổng hợp và giám sát nợ trên cơ sở cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ.
- Hồn thiện bộ máy tổ chức quản lý nợ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nợ nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất mơ hình đổi mới tổ chức quản lý
nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục
chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công đúng người, đúng việc, tránh chồng chéo, trùng lặp. Để đưa ra một mơ hình quản lý nợ cơng hợp lý cho Việt Nam hiện nay chúng ta không chỉ dựa vào Luật quản lý nợ cơng; mà cịn phải rút kinh nghiệm thực tiễn từ cách quản lý nợ công trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ khủng hoảng nợ công của các nước.
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin, hiện đại hóa quy trình thu thập, tổng hợp, phân tích cơ cấu nợ để đáp ứng yêu cầu quản lý nợ tiên tiến. Thủ tướng đã chỉ định Bộ tài chính với sự hỡ trợ của Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước xây dựng những cơ chế phối hợp trong việc quản lý thông tin nợ quốc gia, tăng cường đầu tư cung cấp đầy đủ những phương tiện, thiết bị nhằm phục vụ cho đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, thường xuyên cập nhật các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích cơ cấu nợ một cách tiên tiến mang tính chính xác cao cũng như phù hợp với điều kiện đất nước để có thể đưa ra những con số phản ánh đúng thực trạng của nợ nước ngoài cho các cấp lãnh đạo có thể có những quyết định đúng đắn.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường phổ biến kiến thức về quản lý nợ nước ngoài cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các ban quản lý dự án và đơn vị sử dụng vốn vay nước ngoài. Thủ tướng đã chỉ định Bộ tài chính với sự hổ trợ của Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án đào tạo cán bộ, tăng cường phổ biến kiến thức cho các đối tượng có liên quan. Từ đó hình thành một đội ngũ cán bộ có đầy đủ trách nhiệm và chuyên mơngóp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quản lý. Cần có một chế tài nghiêm khắc với những cán bộ quản lý nợ công khi họ mắc những sai phạm. Tổ chức kiểm điểm và xử lý nghiêm túc các sai phạm của tập thể và cá nhân có liên quan.
trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ Chính Phủ, tránh sự chống chéo về nhiệm vụ quản lý nợ như hiện nay là do 3 cơ quan cung tham gia là: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một cơ quan chuyên trách đạt hiệu quả trong việc quản lý, nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu cũng như thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra hơn.