Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Nghiên cứu tình hình nợ cơng cũng như cơ chế quản lý nợ công một số nước như: Hy Lạp (Châu Âu) , Mỹ, Nhật bản ( Châu Á), Malaysia ( khu vực Đơng Nam Á) có thể rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công cũng như rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc

quản lý tốt vấn đề nợ cơng, đặc biệt là nợ nước ngồi.

1.3.2.1.Những điều cần tránh để khơng bị cuốn vào vịng khủng hoảng nợ công

Thứ nhất, vay nợ quá nhiều, nhất là vay nợ nước ngoài. Tốt nhất là

khơng để tỉ lệ nợ nước ngồi vượt q 50% tổng số nợ công.

Thứ hai, vay nợ mà không rõ hay không chắc khả năng trả nợ. Đây là nguyên nhân khiến các Chính Phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ để rồi nợ ngày càng chồng chất với lãi suất ngày càng cao mà không tạo ra giá trị tăng mới.

Thứ ba, chấp nhận lãi suất vay nợ công cao hơn lãi suất vay thương

mại.

Thứ tư, coi trọng mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài hạn.

Thứ năm, ban hành các quyết định vay nợ trong phạm vi hẹp những

người có quyền lực mà phản biện và có trách nhiệm cá nhân đầy đủ.

Thứ sáu, không nên quá phụ thuộc vào thị trường hay nguồn vốn

ngoại tệ từ nước ngoài mà phải cân đối giữa các giải pháp khác như: thu hút đầu tư nước ngoài, phát hành các loại cổ phiếu vừa huy động vốn bên ngoài vừa chia sẻ rủi ro.

Thứ bảy, kiểm soát chặt luồng vốn hoặc tự do hóa nguồn vốn khi đủ

năng lực quản lý và xử lý các tình huống bất lợi phát sinh.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra đối với Việt Nam là:

Một là, xây dựng cơ chế quản lý nợ công phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thông lệ quốc tế nhằm đạt được mục tiêu trong quản lý nợ cơng đó là đáp ứng được nhu cầu của Chính phủ tại chi phí thấp phù hợp với mức độ rủi ro đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng cơ chế quản lý nợ công với tổ

chức bộ máy quản lý nợ công tương xứng với nội dung và phương thức quản lý. Tuy nhiên, do mỗi quốc gia có mơ hình tổ chức bộ máy Nhà nước cũng như đặc điểm lịch sử là khác nhau, do đó cần xây dựng cơ chế và bộ máy quản lý nợ công trước hết là phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xây dựng cơ chế quản lý công phù hợp sẽ đảm bảo vấn đề nợ công được quản lý chặt chẽ, đồng thời lường trước được rủi ro khi có một cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ.

Hai là, xây dựng, ban hành , tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh các văn

bản pháp luật về quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn thi hành qui định rõ nội dung, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước, các cơ quan, ban ngành trong việc quản lý nợ công.

Ba là, xây dựng và ban hành các chỉ tiêu an toàn về nợ ( như hạn mức

vay nợ của chính phủ Mỹ…), hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ Chính phủ, nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia. Xây dựng kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hằng năm của Chính phủ. Nợ cơng phải được theo dõi thận trọng và thường xuyên để có những quyết sách kịp thời. Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ cơng rất lớn nên việc theo dõi, phân tích, đánh giá quy mơ nợ cơng thường xuyên là cần thiết để thấy được mức độ ảnh hưởng của quy mô nợ công cũng như tốc độ tăng nợ công đến nền kinh tế, thấy được tiềm ẩn của nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công và những rủi ro do nó đem lại để kịp thời ứng phó.

Bốn là, có một cơ cấu, tỷ lệ nợ hợp lý, không phụ thuộc nhiều qua vào vốn đầu tư nước ngồi để tránh xảy ra khủng hoảng nợ cơng ( như Nhật Bản).

Năm là, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nợ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nợ nước ngồi. Cơ quan quản lý nợ cơng cần phải thống nhất để đảm bảo quản lý nợ công gắn liền với CSTK và CSTT cũng như đảm bảo giám sát quản lý nợ công thường xuyên.

Sáu là, đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường phổ biến kiến thức về

quản lý nợ công cho các cơ quan, ban ngành. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quản lý. Thanh tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quản lý nợ công.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, nợ công vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế mọi quốc gia. Bài tốn về nợ cơng vốn phức tạp và hiệu ứng của nó vẫn ln là khó lường, chính vì vậy mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải đánh giá đúng quy mơ, năng lực của mình, tiếp nhận những bài học kinh nghiệm quý báu của các nước để có thể chủ động nhận thức, kiểm soát, quản lý việc vay – sử dụng nợ một cách hợp lý cả trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán và xử lý các vấn đề phát sinh từ nợ công một cách hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực, giữ vững ổn định và phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 37 - 40)