- Xây dựng chiến lược vay nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả Trong
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình kinh tế xã hội và nợ cơng giai đoạn 2007-
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội 2007-
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 đã trải qua nhiều biến động lớn. Xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào đầu năm 2008, kinh tế nước ta bước sang một giai đoạn đầy khó khăn. Đầu năm 2008, tình trạng lạm phát tăng cao, đến cuối năm rơi vào đã suy giảm kinh tế với tốc độ tăng trưởng giảm từ 8,46% năm 2007 xuống chỉ còn 6,31% năm 2008. Cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2009, Chính phủ đưa ra rất nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong đó thực thi CSTT và CSTK nới lỏng. Đến năm 2011, tình hình càng trầm trọng hơn khi mà tỷ lệ lạm phát trên 19%, tăng trưởng kinh tế dưới 6%, đồng tiền liên tục bị mất giá…Việc áp dụng CSTT và CSTK thắt chặt từ đầu năm 2011 đã có tác động tích cực, góp phần ổn định lại các chỉ số kinh tế vĩ mô của đất nước.
3.1.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2007-2012 là giai đoạn khó khăn không chỉ đối với kinh tế Việt Nam mà cả nền kinh tế thế giới. Mặc dù nền kinh tế nước ta đã có sự phục hồi trong năm 2010 nhưng dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công và hệ quả của việc thực thi CSTT và CSTK nới lỏng trong vài năm trước đã dẫn đến những bất ổn kéo dài trong đó những dấu hiệu phục hồi vẫn còn rất mờ nhạt. Điều này thể hiện một phần ở tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua có những biến động không ổn định.
Sau đà tăng trưởng cao 8,48% năm 2007 là sự giảm sút do tác động của tình hình kinh tế toàn cầu với mức 6,23% năm 2008 và 5,32% năm 2009. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ mà năm 2010 đã có sự khôi phục nhẹ với tỷ lệ
6,78%. Tuy nhiên, tiếp diễn theo tình hình chung trên thế giới là 2 năm gần đây, tỷ lệ tăng GDP lại giảm và chỉ ở mức 5,03% năm 2012.
Biểu đồ 3.1Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2012
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng Cục thống kê 3.1.1.2. Tình hình cán cân thanh toán
Trong giai đoạn này, nhìn chung thì giá trị các mặt hàng nhập khẩu luôn cao hơn giá trị các mặt hàng xuất khẩu khiến cho cán cân vãng lai thâm hụt trong nhiều năm. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ sự mất cân đối, chênh lệch tiết kiệm – đầu tư trong nước, thâm hụt NSNN ở mức cao, lạm phát và tỷ giá cao kéo theo sự chậm lại của luồng vốn vào khiến cho thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng. Tuy nhiên ta có thể thấy mức độ thâm hụt của cán cân thương mại trong những năm 2009 đến nay đã có sự cải thiện đáng kể. Mức độ thâm hụt giảm dần và đến năm 2012, cán cân thương mại đã thặng dư 780 triệu USD, giúp cho Việt Nam cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ. Đây là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi kinh tế của nước ta.
Bảng 3.1 : Chỉ tiêu về cán cân thương mại giai đoạn 2007-2012
Đơn vị: triệu USD
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Xuất khẩu 48.561 62.685 57.096 71.600 96.910 114.570 Nhập khẩu 62.765 80.714 69.949 83.780 106.750 113.790 CCTM -14.204 -18.029 -12.853 -12.180 -9.840 + 780
Nguồn: Tổng cục Hải quan 2012 3.1.1.3. Lạm phát và thâm hụt ngân sách
Tình hình lạm phát: Cùng với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế mà tỷ
lệ lạm phát cũng biến động thất thường. Hai năm 2008 và 2011 là 2 năm có mức lạm phát cao kỷ lục xấp xỉ 20%. Nguyên nhân kể đến trước hết là do cầu kéo bao gồm cầu tiêu dùng và cầu đầu tư của Chính phủ. Bên cạnh đó, lượng tiền từ ngân hàng đưa ra lưu thông quá lớn thể hiện tốc độ tăng cung tiền M2 và do tình trạng đô la hóa cao nên một phần ngoại tệ từ nước ngoài chảy vào trong nước khá lớn. Việc phá giá đồng nội tệ tháng 2/2011 cũng góp phần đẩy mức lạm phát năm này lên cao.
Biểu đồ 3.2 : Chỉ số lạm phát giai đoạn 2007-2012
Thâm hụt NSNN: Có xu hướng gia tăng khiến nợ công bị đẩy tăng lên
nhanh chóng. Tăng trưởng của Việt Nam qua các năm có đặc điểm là lệ thuộc quá lớn vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Để duy trì mức độ tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô suy giảm do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng vào những năm 2008, 2009 nhằm hỗ trợ phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả khiến bội chi NSNN tăng cao, đặc biệt năm 2009 với tỷ lệ thâm hụt đạt 6,9% GDP, cao hơn giới hạn mà Quốc hội cho phép là 5% GDP. Những năm sau đó, tỷ lệ bội chi NS trên tổng GDP đã được điều chỉnh ở mức nhỏ hơn 5% GDP, đảm bảo sự cân đối giữa chi tiêu và tăng trưởng.
3.1.2.Nợ công giai đoạn 2007-2012
Nợ công của Việt Nam đã và đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm bởi nó khơng chỉ liên quan đến lịng tin của người dân đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mà cịn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của thế hệ tương lai.
Nhìn vào các số liệu về nợ cơng, chi tiêu công và lạm phát từ năm 2001 đến 2011, có thể vẽ ra bức tranh sơ lược về tình hình nợ cơng liên quan đến chi tiêu cơng của Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2007, tăng trưởng diễn ra thuận chiều với chi tiêu công. Trong giai đoạn này, chi tiêu cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy nhiên từ năm 2007 đến 2012, mối quan hệ này đã đảo chiều và chuyển sang ảnh hưởng tiêu cực.
Từ năm 2007, trong khi tăng trưởng giảm sút thì chi tiêu cơng của Việt Nam vẫn tăng lên và hầu như ngay lập tức lạm phát cũng tăng nhanh đáng kể. Nợ công chỉ suy giảm chút ít vào năm 2008 rồi lại tiếp tục tăng vọt từ năm 2009. Trong bối cảnh này, cách giải thích lơgíc là nguồn chi tiêu cơng được tài trợ chủ yếu bằng phát hành tiền và lạm phát phản ứng của xã hội về kỳ vọng mất giá đồng nội tệ. Mối quan hệ đó có thể được làm rõ qua số lượng
phát hành tiền trong giai đoạn này.
3.1.2.1. Quy mô nợ và tốc độ tăng nợ công
Trong giai đoạn từ 2007-2012, năm năm ngắn ngủi nhưng nền kinh tế thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn mà hậu quả của nó vẫn còn chưa được khắc phục hoàn toàn cho đến thời điểm hiện tại. Để đối phó với tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn, điều này đồng nghĩa với việc bội chi NSNN gia tăng với tốc độ nhanh chóng khiến qui mô nợ công có xu hướng tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối.
Biểu đồ 3.3: Quy mô nợ công và nợ công / GDP giai đoạn 2006-2012
Đơn vị: Cột trái (tỷ đồng), Cột phải (%)
Nguồn: Bộ Tài Chính (2012)
Qua biểu đồ có thể thấy, nợ công đã tăng lên đáng kể, về tuyệt đối năm 2011 dư nợ công là 1.391.478 tỷ đồng tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007. Theo cục QLN & TCĐN thuộc BTC dự kiến nợ công năm 2012 sẽ đạt
1.632.309 tỷ đồng. Về tương đối, tỷ lệ nợ công/GDP đã tăng từ 33,8 % năm 2007 lên đến 54,9% năm 2011 và dự kiến đạt 55,4 % GDP năm 2012. Với tốc độ tăng như vậy, từ năm 2007 đến hết năm 2011, nợ công đã tăng khoảng 25 %, mức tăng trung bình khoảng 5% năm.
3.1.2.2. Cơ cấu nợ công
Ngoài việc xem xét qui mô và tốc độ tăng trưởng nợ công, ta cần xem xét đến cơ cấu nợ, đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai và kiểm soát rủi ro đối với nợ công.
Cơ cấu giữa nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và chính quyền địa phương
Nợ của Chính phủ (gồm các khoản vay nước ngoài, chủ yếu là vay ODA và vay ưu đãi, khoản phát hành TPCP trong nước) chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng ngày càng có xu hướng giảm dần. Báo cáo thường niên cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: 33,8 % GDP năm 2007; 36,2 % GDP năm 2008, 41,9 % GDP năm 2009, tăng lên đến 44,6 % vào năm 2010 và ở mức 43,2 % năm 2011. Dự báo trong năm 2012, tỷ lệ nợ Chính phủ trên GDP giữ ổn định ở mức 43,1 %.
Khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh (gồm khoản vay trong và ngoài nước của các DN, tổ chức tín dụng, các tổng công ty, tập đoàn lớn, NHPTVN, NHCSXH…) mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nợ công nhưng lại có xu hướng tăng. Năm 2010 và 2011, khoản nợ này lần lượt là 225.514 và 285.124 tỷ đồng chiếm 20,2 % và 20,5 % so với tổng nợ công. Ước trong năm 2012, con số này tăng lên 345.875 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,2 %.
Đối với nợ của chính quyền địa phương (gồm các khoản huy động từ KBNN, vay NHPTVN, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương), khoản nợ này bắt đầu phát sinh từ năm 2004 và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tính đến cuối năm 2005, dư nợ chính quyền địa phương khoảng 22 nghìn tỷ đồng và năm
2011 ở mức 19.605 tỷ.
Như vậy, tính đến thời điểm 31/12/2011, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP còn nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1% và bằng 0,5% GDP.
Cơ cấu giữa nợ trong nước và nước ngoài
Trong giai đoạn 2007-2012, nợ nước ngoài nhìn chung là có xu hướng tăng nhưng vẫn có những năm con số này giảm đáng kể trong tổng cơ cấu nợ công. Ngược lại với xu hướng của nợ nước ngoài, nợ trong nước cũng biến động mạnh qua các năm, từ 28,7% năm 2007 xuống còn 21% vào năm 2012 (con số ước tính).
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài 2007-2012
Đơn vị: %
Qua biểu đồ, có thể nhận thấy cơ cấu nợ công vẫn chủ yếu là nợ nước ngoài, trung bình chiếm khoảng 60 % còn nợ trong nước chiếm khoảng 40%. Do đó trong quản lý nợ công cần chú ý đến các yếu tố rủi ro tỷ giá, lãi suất hay điều kiện ràng buộc từ các chủ nợ bên ngoài. Dự kiến trong thời gian tới sẽ thay đổi cơ cấu giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài với xu hướng tăng khoản nợ trong nước.
Đối với khoản nợ nước ngoài: trong giai đoạn này, nguồn vốn vay nước
ngoài vẫn chủ yếu là vay ODA chiếm khoảng 75%, vay thương mại khoảng 19%, vay ưu đãi chiếm trung bình khoảng 6% tổng vay. Tuy nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng cao nhưng mà vài năm gần đây có xu hướng giảm dần (từ khi Việt Nam xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình) đồng thời mức độ giải ngân còn thấp.
Bảng 3.2: Bảng cam kết, ký kết và giải ngân ODA từ 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng vốn cam kết 5.426,6 5.914,67 8.063,87 7.905,51 7.386 Tổng vốn ký kết 3.911,73 4.339,77 6.200,78 6.173,13 8.342 Tổng vốn giải ngân 2.176 2.253 4.105 3.541 3.650 Tỷ lệ giải ngân so với
ký kết 55,6% 51,9% 66,2% 57,4% 43,8%
Nguồn: Cục QLN&TCĐN
Tỷ lệ giải ngân vốn ODA so với tổng vốn ký kết có xu hướng giảm trong những năm gần đây cho thấy việc sử dụng và khai thác chưa hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài này, giá trị gia tăng chưa cao trong khi gánh nặng nợ đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khác, Chính phủ cũng triển khai đàm phán, ký kết một số khoản vay thương mại để cho vay lại một số doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước. Với những khoản vay này, lãi suất trung bình khoảng 7%/ năm, như trong năm 2010, Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế
với tổng giá trị 1 tỷ USD để cho vay lại dự án lọc dầu Dung Quất và một số dự án trọng điểm khác.
Đối với nợ trong nước: trong giai đoạn 2007-2012, không còn phát hành TPCP bán lẻ qua KBNN nữa mà hàng năm vẫn có một số lượng nợ tương đối ổn định do quỹ BHXH cho vay tạm thời. Năm 2009, lần đầu nước ta đưa việc vay bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa với tổng giá trị khoản vay đạt 543,11 triệu USD trong đó qua TTGDCK là 460,11 triệu USD và qua bảo lãnh phát hành là 83 triệu USD.
3.1.2.3. Nghĩa vụ trả nợ
Tính chung năm 2012, Việt Nam phải trả nợ nước ngoài cả tiền nợ gốc và lãi 1,33 tỷ USD. Số tiền năm 2013 là 1,135 tỷ USD nợ gốc và 357,23 triệu USD tiền lãi và phí. Năm 2014, Việt Nam có thể phải trả 1,06 tỷ USD nợ gốc và 321,6 triệu USD lãi và phí. Đặc biệt, năm 2016, Việt Nam sẽ phải trả khoản nợ gốc lên tới 1,764 tỷ USD và 251,2 triệu USD tiền lãi và phí. Từ năm 2017 đến 2022, mỗi năm Việt Nam phải dành hơn 1 tỷ USD trả nợ gốc và lãi.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, bên cạnh nợ nước ngồi, gánh nặng nợ công trong nước đang đè nặng lên cán cân tài khoá hằng năm. Cụ thể, tổng nợ công/thu ngân sách của Việt Nam hiện vượt 220,6% thu ngân sách. Nghĩa vụ nợ công/thu ngân sách cũng lên tới hơn 21,6%. Đặc biệt, các khoản nợ công trong nước với lãi suất cao và kỳ hạn ngắn đang gây sức ép lớn đối với việc đảo nợ.
Biểu đồ 3.5 : Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu Ngân sách
Đơn vị: cột trái (%),cột phải (tỷ đồng)
Nguồn: Bộ Tài Chính
Mặc dù với quy mô và tốc độ tăng nợ công khá nhanh, các nghĩa vụ trả nợ đến hạn vẫn có thể đáp ứng được nhờ nguồn thu NSNN và nguồn thu từ xuất khẩu. Bên cạnh đó, các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, hàng năm NSNN bố trí trả nợ trung bình 14-16% tổng thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là 30%) và 4% từ nguồn thu xuất khẩu (giới hạn cảnh báo 15%).
Nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh cho thấy hầu hết doanh nghiệp được cấp bảo lãnh vẫn nghiêm túc thực hiện các cam kết vay và trả nợ theo hợp đồng. Hiện tại có nhiều dự án hoàn thành rút vốn và trả hết nợ đúng hạn. Tính đến 31/12/2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đã hồn trả hết nợ.
đến 31/12/2011 là 16, với tổng số vốn cam kết là tương đương 3,21 tỷ USD (có 8 dự án đã trả hết nợ). Tổng số đã giải ngân đến hết năm trước là 2,24 tỷ USD và dư nợ gốc là 1,45 tỷ USD. Đáng quan ngại ở lĩnh vực này là có 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy... gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh. Đây là những dự án vay ODA hỗn hợp hoặc các dự án mà ngay từ khi cấp bảo lãnh đã có tính khả thi không cao như Nhà máy mía đường Sông Con, dự án xi măng Hoàng Mai, xi măng Tam Điệp… Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, bộ, ngành chủ quản để thực hiện tái cơ cấu tài chính các dự án này.