Nợ cơng với tài chính nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

NỢ CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2.1 Khái quát hệ thống tài chính bền vững

2.2.1. Nợ cơng với tài chính nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước (trích: Luật Ngân sách nhà nước).

Mọi hoạt động của tài chính nhà nước là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia (phân phối lần đầu và tái phân phối). Vì vậy mà

nội dung của tài chính nhà nước được thể hiện trong các mối quan hệ kinh tế phân phối, giữa một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế, xã hộiv à các tầng lớp dân cư. Trong cơ chế thị trường, những quan hệ kinh tế thuộc nội dung tài chính nhà nước chỉ có thể phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Tính chất, quy mơ, mức độ và hiệu quả của q trình vận động này sẽ là tiền đề vật chất quan trọng nhất của tài chính nhà nước.Một hệ thống tài chính nhà nước lành mạnh và bền vững khi sự vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hịa được diễn ra thông suốt, và không bị biến dạng theo xu thế, không làm tổn hại đến sự vận động của hàng hóa.

Tài chính nhà nước bao gồm các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước:Thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước. Trong đó thu và chi là các hoạt động thường xuyên, gắn liền với quyền lực chính trị và các nguyên tắc thống nhất của Nhà nước. Còn thâm hụt ngân sách (bội chi ngân sách) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu mang tính hồn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước.

Trong lịch sử phát triển tài chính, tình trạng thâm hụt ngân sách ( nợ) của nhà nước đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở những nước đang và chậm phát triển. Ở mỗi quốc gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là khác nhau, có thể do nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan nhưng tựu chung lại, thâm hụt ngân sách nhà nước đều có những ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình chung của nền kinh tế. Phần lớn các phân tích đã chỉ ra rằng, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và triền miên làm tăng lãi suất thị trường, cản trở đầu tư và làm thúc đẩy tình trạng nhập siêu, gây ra những khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm và đời sống của

người lao động.

Vay nợ là một trong những biện pháp trực tiếp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Việc vay nợ được coi như một khoản thu trước thuế và khơng có tính bền vững, nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhưng sẽ là khoản nợ phải trả lại trong tương lai. Hoạt động vay nợ góp phần làm tăng nguồn lực cho Nhà nước, tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi, huy động được sự ỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế.Nhưng đồng thời, việc vay nợ của Nhà nước sẽ tạo áp lực lên chính sách tiền tệ, điều tiết khơng hợp lý sẽ gây ra sự tình trạng tham nhũng, lãng phí. Vì vậy, việc quản lý tình hình vay nợ của chính phủ (nợ cơng) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tồn bộ hệ thống tài chính quốc gia nói chung và hệ thống tài chính nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 47 - 49)