Hệ thống tài chính bền vững

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

NỢ CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2.1 Khái quát hệ thống tài chính bền vững

2.1.2. Hệ thống tài chính bền vững

Thuật ngữ “ Phát triển bền vững” được xuất hiện lần đầu vào những năm 1980, trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội

Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Năm 1987, khi báo cáo Brundtland được WECD - Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới công bố, khái niệm “ Phát triển bền vững” được ghi một cách rất rõ ràng rằng: “ Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng các nhu cầu ở hiện tại mà không làm tổn hại đến việc khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững phải đảm bảo giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và môi trường (UNECE).

Hệ thống tài chính bền vững là hệ thống tài chính đạt được sự phát triển bền vững. Việc phát triển bền vững hệ thống tài chính có thể hiểu là việc áp dụng một cách có hệ thống các tiêu chí về mơi trường và xã hội khi giải quyết, xem xét các quyết định cho vay, đầu tư cũng như các dịch vụ tài chính khác. Sự bền vững của hệ thống tài chính thể hiện qua phân bổ sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cùng với sự nâng cao vai trò định hướng của

nguồn lực tài chính nhà nước. Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để động viên đồng thời các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hình thành một thị trường tài chính cân đối, phát triển ổn định, đạt được các mục tiêu đề ra.

Trong đó, mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống tài chính quốc gia gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình, tài chính đối ngoại và tài chính trung gian đều phát triển lành mạnh, đồng bộ và cân đối với các bộ còn lại nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tài chính quốc gia, bảo đảm nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tài chính nhà nước (Ngân sách nhà nước) phát triển bền vững. Đây

là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì bộ máy Nhà nước, khắc phục các hạn chế của nền kinh tế ( độc quyền, hàng hóa cơng cộng khơng đầy đủ, ngoại ứng,…) góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô, mở rộng quan hệ hợp tác.

Một NSNN vững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm bảo được sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh ni dưỡng nguồn thu, trên cơ sở đó tăng được thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên. Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từ nguồn NSNN để chi tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Như vậy, chức năng của NSNN, ngồi việc động viên nguồn thu thì cịn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả.

- Tài chính doanh nghiệp bền vững. Về bản chất, tài chính doanh

phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái tạo, hay cịn được coi như “cái gốc của nền tài chính”. Sự phát triển hay suy thoái của sản xuất- kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính.

Doanh nghiệp đang trên đà phát triển và phát triển một cách ổn định, có khả năng tạo ra nguồn thu bền vững sẽ là cơ sở cho một hệ thống tài chính doanh nghiệp phát triển bền vững. Để có thể đạt được điều này, ngồi những tiềm lực, vị trí sẵn có, doanh nghiệp cần phải xem xét tiến hành mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới, thiết kế các loại hình sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, là cơ sở cho việc lưu thơng các dịng tiền, thúc đẩy tài chính doanh nghiệp phát triển và phát triển bền vững. Đó cũng là gốc rễ cho sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam.

- Tài chính hộ gia đình hiệu quả. Từ lâu tài chính hộ gia đình đã trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tài chính hộ gia đình đóng vai trị trong việc đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và nhu cầu xã hội cho mọi tầng lớp dân cư. Nguồn tài chính hộ gia đình bắt nguồn từ tiền để dành do lao động sản xuất, kinh doanh sản xuất, kế thừa,…Nó chủ yếu phục vụ cho các hoạt động kinh tế gia đình, đầu tư hoặc tự kinh doanh.Bản thân tài chính của từng hộ gia đình khơng lớn, nhưng tổng thể lại tạo nên nguồn vốn để Nhà nước có thể huy động một cách hiệu quả. Một phần của nguồn tài chính này đóng góp vào tài chính quốc gia thơng qua các hoạt động đóng thuế, phí, bảo hiểm,... đi vào các quỹ tín dụng thơng qua hoạt động tiết kiệm, ký quỹ, mua cổ phiếu, trái phiếu,…Một phần cịn lại có thể dùng để đầu tư kinh doanh, sản xuất do vậy mà tài chính hộ gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia. Để tài chính hộ gia đình phát triển bền vững cần phải có những biện pháp nhằm hướng dẫn dân cư

thực hiện chi tiêu một cách phù hợp với khả năng và sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Tài chính đối ngoại an tồn. Đây là hoạt động tài chính đặc biệt, đan xen vào các quan hệ tài chính khác trong nền kinh tế vì thế tính ổn định của tài chính đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia. Hoạt động đối ngoại gồm: Nhận viện trợ hoặc vay vốn nước ngồi, thanh tốn xuất- nhập khẩu giữa các doanh nghiệp; tổ chức và thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm và thanh tốn; chuyển giao tiền và tài sản giữa các cá nhân trong và ngoài nước… Với những kênh vận động như vậy, khi nhắc đến sự bền vững của tài chính đối ngoại là sự đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức quan hệ kinh tế ở các quốc gia; hội nhập kinh tế quốc tế, là quá trình hợp tác – cạnh tranh; đấu tranh – tìm cơ hội của các chủ thể tham gia; yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước.

- Tài chính trung gian bảo đảm, được coi như trái tim của hệ thống tài chính quốc gia, đóng vai trị dẫn vốn từ nơi có vốn sang nơi khơng có vốn. Điều này đã nói lên vai trị to lớn của tài chính trung gian với hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính trung gian cần phải “ khỏe mạnh” để có thể đảm nhận tốt chức năng luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 44 - 47)