Tình hình nợ cơng và cơ chế quản lý nợ công ở một số nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 30 - 37)

Bảng 1.1: Bảng số liệu nợ công/ GDP của 10 nước cao nhất thế giới

Nước Anh Đức Pháp Mỹ Bỉ Bồ Đào Nha Ireland Italy Hy Lạp Nhật Nợ công/ GDP (%) 80. 9 81.8 85.4 85.5 87. 2 101. 6 108.1 120.5 168.2 233.1

Biểu đồ 1.1: Mật độ nợ công

1.3.1.1. Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Hy Lạp là một quốc gia nằm trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là tiêu biểu là mở màn cho cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu và Thế giới.

Nằm trong Top 10 quốc gia có tỷ lệ nợ cơng cao nhất thế giới và nền kinh tế Hy Lạp đã lâm vào thảm họa, với tỷ lệ nợ công trên GDP là 168,2 %. Tổng nợ Chính Phủ là 489 tỷ USD. Định mức tín nhiệm mà Moody’s dành cho Hy Lạp là CA. Khơng cịn bức tranh kinh tế đầy màu hồng và những lời hứa hẹn về chính sách khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách. Nội lực không đủ vực dậy nền kinh tế đứng thứ 27 trên thế giới, Hy Lạp trở thành mắt xích yếu nhất của Eurozone dù đã có nhiều gói cứu trợ của EU và IMF.

Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài

cho chi tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng.

Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ khơng được cải thiện nhiều. Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho chi tiêu cơng. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).

Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng

thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó thiệt hại do tham nhũng gây ra cho Hy Lạp khoảng 8% GDP.

Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử dụng nguồn vốn khơng hiệu quả. Chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.

Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư. Sự

thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế.

Một loạt nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng “giọt nước tràn ly”- khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã diễn ra.

1.3.1.2. Tình hình nợ cơng và cơ chế quản lý nợ công của Mỹ

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhu cầu sử dụng vốn là rất lớn cho nên mức chi tiêu hằng năm của Chính Phủ là khổng lồ. Trước ngày 2/8/2011 mức trần nợ cơng của Mỹ là 14.294 nghìn tỷ USD. Nhưng đến

ngày 31/3/2011 mức nợ của Mỹ đã là 14.214 tỷ USD, gần chạm mức trần cho phép. Hiện nay, nợ công của nước này đã vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD so với năm ngoái và tương đương 104% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của Mỹ. Đây là con số đáng báo động vì đã gần chạm mức 16.390 tỷ USD, trần nợ cơng mà chính quyền Mỹ hồi năm ngối đã rất khó khăn mới tăng lên được. Nợ cơng tăng khiến mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ hơn 50.000 USD và đây là năm thứ tư liên tiếp ngân sách liên bang nước này bị thâm hụt trầm trọng. Điều này cho thấy nợ công của Mỹ sẽ vượt trần trong thời gian không xa, nếu điều này xảy ra Mỹ sẽ có nguy cơ vỡ nợ và một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ sẽ diễn ra.

Cơ chế quản lý nợ công của Mỹ được thực hiện với mục tiêu đó là đạt được chi phí vay nợ với mức thấp nhất phù hợp với rủi ro. Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng chiến lược quản lý nợ phải tuân thủ theo 5 nguyên tắc: (i) kiểm soát rủi ro với qui định về tài khóa; (ii) duy trì chương trình vay nợ một cách chắc chắn và có thể dự báo trước được; (iii) đảm bảo tính thanh khoản của thị trường; (iv) xây dựng đường cong lãi suất chuẩn; (v) nhu cầu vay nợ của Chính Phủ phải gắn với vay mượn.

Bộ máy tổ chức quản lý nợ cơng của Mỹ đó là thơng qua Kho Bạc liên bang, việc vay mượn của Chính Phủ Mỹ được qui định trong Hiến Pháp và Quốc Hội thơng qua đó là qui định mức nợ trần hay chính là hạn mức vay nợ mà Chính phủ liên bang được vay. Quản lý nợ được xây dựng bởi văn phịng nợ cơng ( Bureaus Public Debt).

Cơ chế quản lý nợ của Mỹ được thực hiện theo cơ chế quản lý nợ chủ động, trong đó nội dung quản lý bao gồm: (i) Xây dựng nhu cầu tài chính, lên kế hoạch phát hành trái phiếu và lượng nhu cầu. Phân tích các loại chứng khốn và kỹ thuật bán. (ii) Tư vấn trong việc thực hiện chính sách quản lý nợ và chuẩn bị báo cáo nợ, (iii) phân tích tình hình kinh tế và điều kiện thị

trường, xem xét những ảnh hưởng đến cách tài trợ dựa theo qui định chung; (iv) phối hợp với NH dự trữ liên bang New York, một phần của hệ thống NHTW khi đề cập đến trách nhiệm tài khóa. Quản lý rủi ro nợ công của Mỹ tập trung vào duy trì kỳ hạn trung bình thơng qua việc cân đối phát hành công cụ nợ ngắn, trung và dài hạn đảm bảo tính thanh khoản cao thơng qua phát hành thường xuyên danh mục chuẩn và sử dụng kỳ hạn nợ trung bình để giảm thiểu rủi ro thị trường và rủi ro đảo nợ. Việc nhận diện và điều tiết loại rủi ro này được gắn khi phát hành, đấu giá và mua lại các khoản nợ. Còn rủi ro được tối thiểu hóa thơng qua hệ thống thanh tốn chi trả quốc gia.

Với cơ chế quản lý nợ công của Mỹ đã phần nào giúp Mỹ tránh khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ cơng.

1.3.1.3. Tình hình nợ cơng và cơ chế quản lý nợ công của Nhật Bản

Không phải các quốc gia Châu Âu đang chìm trong cuộc khủng hoảng là con nợ cơng lớn nhất mà chính là Nhật Bản đã vượt lên để trở thành quốc gia có nợ cơng lớn nhất thế giới với giá trị hơn 10 000 tỷ USD. Tỷ lệ nợ công cao hơn 200% và nợ bình quân trên đầu người là hơn 86 000 USD. Mặc dù vậy, quy mô của các khoản nợ của Nhật Bản hiện tại không phải là vấn đề do Nhật Bản có chi phí đi vay khá thấp. Vay nợ của Nhật bản được đảm bảo bởi tiềm lực tài chính mạnh mẽ trong nước và nguốn dự trữ ngoại hối khổng lồ. Nợ của Nhật Bản chủ yếu là nợ trong nước (chiếm 85-90 % tổng nợ). Hơn nữa, phần lớn số nợ này nắm trong tay các nhà đầu tư trong nước. Vì vậy, Nhật Bản có thể tránh được bất lợi từ những biến động của nền kinh tế thế giới.

Biểu đồ 1.2: quy mơ và chi phí nợ một số nước

Cơ chế quản lý nợ công của Nhật bản nhằm vào ba mục tiêu chính:(i) đảm bảo sự ổn định và lành mạnh cho việc quản lý CSTK và CSTT; (ii) hạn chế chi phí vay nợ trung và dài hạn từ đó giảm gánh nặng đối với người nộp thuế; (iii) phát triển thị trường nợ hiệu quả và đảm bảo tính thanh khoản, gắn liền với mục tiêu thứ nhất; quản lý nợ cũng phải phù hợp với CSTK và CSTT. Do đó, sự phối hợp giữa Chính Phủ và NHTW để duy trì, đảm bảo sự phù hợp và rõ ràng trong việc thực hiện các chính sách.

Cơ cấu tổ chức quản lý nợ công của Nhật Bản được thống nhất ở một đầu mối tại BTC, bao gồm có các phịng có liên quan đến vay nợ. Việc xây dựng nợ công của Nhật Bản luôn dựa trên các yếu tố của thị trường. BTC của Nhật Bản thường tổ chức các cuộc họp về TPCP, diễn đàn cho các nhà đầu tư, các học giả và các chuyên gia quan tâm chia sẻ và đóng góp ý kiến, kích thích các thành viên tham gia trên thị trường và đóng góp ý kiến cho chính sách

quản lý nợ. Trong quản lý rủi ro, đối với các khoản nợ Nhật Bản tập trung vào rủi ro lãi suất và rủi ro tái tài trợ. Để giảm thiểu rủi ro đối với nợ công cũng như phục vụ cho việc quản lý nợ công, Nhật cho rằng việc phát triển thị trường TPCP là hết sức cần thiết.

Công cụ quản lý của Nhật Bản được thể hiện trên toàn nền tảng hệ thống pháp lý tương đối hồn chỉnh. Điều chỉnh nợ cơng cịn được điều chỉnh bởi luật kế tốn. Đặc biệt về quỹ nợ của Chính Phủ, chương trình đầu tư tài khóa và vay mượn ( Fiscal Investment and Loan program – FILP). Hệ thống thông tin thanh tốn nợ được thực hiện thơng qua hệ thống BOJ-NET. Sự phát triển của các thị trường khác cũng đóng góp cho việc quản lý nợ đó là thị trường tương lai với thị trường repo cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì có cơ cấu vay nợ, cơ chế quản lý nợ công, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nợ công cùng công cụ quản lý nợ công mà trước khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và một số nước ở Châu Âu, đặc biệt là nguy cơ cuộc vỡ nợ của Mỹ vào năm 2011thì ít ai nghĩ đến Nhật Bản cũng là một quốc gia có tình trạng đáng báo động về nợ công.

1.3.1.4. Cơ chế quản lý nợ thành cơng của Malaysia

Trong khủng hoảng tài chính Châu Á, Malaysia là nước từ chối hỗ trợ tài chính của IMF và đã khơi phục nền kinh tế chỉ sau ba năm khủng hoảng. Tại sao Malaysia lại làm được điều đó trong khi các nước trong khu vực lâm vào khủng hoảng trầm trọng như Thái lan, Indonesia, Philippines. Đó chính là nhờ vào việc quản lý nợ tốt và ứng xử linh hoạt của Chính Phủ Malaysia.

Malaysia có luật qui định vay mượn. Cụ thể, Hiến pháp Malaysia cho phép chính phủ vay mượn trong nước hoặc nước ngồi. Quốc hội ấn định bằng luật giới hạn mức tối đa vay nợ của Chính Phủ. Malaysia xây dựng chiến lược quản lý nợ nước ngoài với hai mục tiêu rõ ràng: đảm bảo cân đối

giữa tổng nguồn tài trợ với tổng nhu cầu, đồng thời vẫn duy trì một nguồn tiền thanh tốn nợ nước ngồi phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế. Nhằm giữ được nợ ở mức mong muốn, Chính phủ kiên quyết giảm bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán. Đồng thời, lựa chọn các biện pháp thích hợp để giảm nợ như vay bắc cầu, thanh toán trả trước các khoản nợ để giảm bớt chi phí tiền lãi và kéo dài thời hạn vay. Malaysia có một cơ quan quản lý nợ thống nhất là Ủy ban Quản lý nguồn thu từ nước ngoài.

Malaysia linh hoạt trong việc vận dụng những biện pháp xử lý nợ để giảm nợ. Malaysia có thể quản lý cơ cấu tiền tệ dựa vào thị trường tài chính, Chính phủ có quyền lựa chọn và phát hành các dạng trái phiếu và các khoản vay đa tiền tệ. Malaysia linh hoạt trong phản ứng đối phó với khủng hoảng, Malaysia đã xây dựng được một thị trường tự do và mở cửa hơn, thị trường chứng khoán mạnh hơn các nước khủng hoảng nợ như Indonesia và Thái lan; duy trì nợ ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác; hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ khơng sinh lãi thấp hơn; dự trữ ngoại tệ khá lớn hơn; nguồn ngoại tệ tập trung vào một cơ quan duy nhất là Ngân hàng Trung ương chứ không phân tán, rải rác trong BTC và các cơ quan khác nên nền tài chính Malaysia khơng bị chao đảo quá mức khi đồng ringgit bị mất giá.

Đó là một số nguyên nhân mà khiến cho Malaysia đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á. Đây cũng là điều mà không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trong và ngồi khu vực có thể lấy đây là bài học vận dụng cho quốc gia mình.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ công nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính ở Việt Nam (Trang 30 - 37)