Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 79 - 82)

3.4.1.1 Tỉ lệ Nợ xấu của MSB nhỏ hơn tỉ nợ xấu của trung bình ngành

Liên tiếp trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 thì tỉ lệ nợ xấu cuả NH TMCP Hàng Hải Việt Nam luôn nhỏ hơn tỉ lệ nợ xấu trung bình ngành Ngân hàng ( do Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam công bố).

Bảng 3.11: Tình hình nợ xấu tại Maritime bank từ năm 2012 đến 2014.

Đơn vị: Triệu Đồng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I.Tổng số nợ xấu 765.643 742.137 1.027.087

1. Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nhóm 3) 52.829 229.512 429.541

2. Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 163.014 125.314 201.385

3. Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 549.800 387.311 396.161

II. Tổng dƣ nợ 28.943.630 27.409.337 39.352.000

III. Tỉ lệ nợ xấu (%) 2,64 2,71 2,61

IV. Tỉ lệ nợ xấu trung bình ngành (%) 4,08 3,61 3,25

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2012-2014 của MSB và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, nhìn vào bảng 3.11 năm 2012 tỉ lệ này là 2,64% tại MSB trong khi trung bình ngành ngân hàng thì tỉ lệ này là 4,08% và năm 2013 thì tỉ lệ nợ xấu tại MSB là 2,71% cũng nhỏ hơn tỉ lệ nợ xấu trung bình ngành Ngân hàng là 3,61%, cuối cùng năm 2014 tỉ lệ này là 2,61% nhỏ hơn trung bình ngành là 3,25%.Với tình hình kinh tế suy thoái nhƣ nay thì đây đƣợc coi là thành công của MSB trong công tác Quản lý RRTD.

3.4.1.2 Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách TD đồng bộ

Ngân hàng quản lý, điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, dảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhƣ các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất kỳ chi nhánh nào cũng đảm bảo lợi ích là nhƣ nhau từ sản phẩm tín dụng. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đƣợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy

quyền của Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của ngƣời đƣợc ủy quyền.

Chính sách tín dụng hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tƣợng khách hàng, không chỉ dừng lại ở khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân mà còn các đối tƣợnglà các doanh nghiệp quốc doanhtrong lĩnh vực công thƣơng, thƣơng nghiệp… Các khách hàng đƣợc đối xử bình đẳng không phân biệt về thành phần kinh tế mà dựa trên các chỉ tiêu về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phƣơng án dự án của khách hàng, biện pháp đảm bảo tiền vay…Ngân hàng có những chính sách ƣu đãi với các đối tác chiến lƣợc, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của MSB.

Ngân hàng phát triển các sản phẩm tín dụn đa dạng, phong phú về phƣơng thức, loại tiền, kỳ hạn… có tính chuyên biệt cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh,chiết khấu, ủy thác và nhận ủy thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm. Các rủi ro đƣợc kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tàu sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng.

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của MSB cho đến nay đã đƣợc thể chế hóa tƣơng đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của Ngân hàng, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng.

3.4.1.3 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng đã được hình thành

Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng với chức năng đọc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và xuất tín dụng (Phòng khách hàng) ; thẩm định rủi ro và quản lý

doanh mục tín dụng (Phòng quản lý rủi ro) ; theo dõi các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề) ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, giám sát nội bộ).

Trong thời gian vừa qua, bộ phận quản lýRRTD của MSB đã đem lại những đóng góp cho hoạt động tín dụng của NH, khi mà tình hình kinh tế suy thoái, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục làm ăn thua lỗ, ảnh hƣởng tới khả năng trả vốn gốc và lãi vay, thì bộ phận quản lýRRTD đã kịp thời phát hiện rủi ro tín dụng, đo lƣờng và kiểm tra giám sát liên tục các khoản vay nhằm giảm thiểu RRTD, đề xuất các phƣơng án xử lý tổn thất cho từng khoản vay,góp phần giảm thiệt hại do tủi ro tín dụng gây ra cho NH.

3.4.1.4 Ngân hàng đã chủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng.

Từ năm 2011 đến nay, ngân hàng đãchủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và các công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng riêng, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Ngân hàng và từng đỗi tƣợng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Các công cụ hỗ trợ đo lƣờng RRTD hiện tại MSB đang áp dụng bao gồm: MSB Ratings, QCA và EWS.

Thêm vào đó NH còn sử dụng công cụ tính giá dựa trên rủi ro RBP. Công cụ tính giá dựa trên rủi ro RBP là công cụ tính toán mức giá (lãi suất) cho từng KH dựa trên chi phí vốn và sác xuất xảy ra nợ quá hạn (PD) đƣợc tính thông qua hệ thống QCA.

Chính nhờ các công cụ trên mà NHđã thực hiện công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng hiệu quả và chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 79 - 82)