Đo lường rủi ro tín dụng tạiNH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 66 - 71)

Sau khi thực hiện nhận dạng rủi ro, bƣớc tiếp theo của công tác quản lý rủi ro tín dụng là đo lƣờng rủi ro tín dụng, là bƣớc vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng của bất cứ ngân hàng nào. Dƣới đây là thực trạng đo lƣờng quản lý rủi ro tín dụng của MSB.

3.2.2.1 Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Các công cụ hỗ trợ đo lƣờng RRTD hiện tại MSB đang áp dụng bao gồm: MSB Ratings, QCA và EWS.

Bảng 3.7: Các công cụ đo lƣờng RRTD tại MSB

MSB Ratings QCA EWS

Ngân hàng Cá nhân 

Ngân hàng Doanh nghiệp   

Ngân hàng Doanh nghiệp Lớn 

Ngân hàng Định chế 

Nguồn: Quy định chính sách tín dụng tại MSB

Hệ thống xếp hạng tín dụng MSB Ratings:

-Công cụ xếp hạng TD nội bộ (MSB Ratings) xếp hạng cho 4 đối tƣợng khách hàng là: tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ kinh doanh và định chế tài chính.

-MSB Ratings đƣợc sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng của khách hàng, hỗ trợ phân loại nợ và quản lý RRTD.

-MSB Ratings đƣợc xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính bao gồm 9 bộ chỉ tiêu cho 4 nhóm khách hàng.

Đối với khách hàng DN bao gồm 4 bộ chỉ tiêu cho 4 nhóm khách hàng: +DN thông thƣờng: 15 chỉ tiêu TC và 81 chỉ tiêu phi TC; DN mới : 15 chỉ tiêu TC và 74 chỉ tiêu phi TC; DN siêu nhỏ : 7 chỉ tiêu TC và 56 chỉ tiêu phi TC; DN mới thành lập và DN đang trong giai đoạn đầu tƣ và chƣa bắt đầu hoạt động : 3 chỉ tiêu về hệ số RR và 32 chỉ tiêu đánh giá tình hình KD.

+Đối với KH cá nhân: 1 bộ bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. +Đối với KH hộ KD: 1 bộ bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu TC và phi TC.

+Đối với KH định chế tài chính: gồm 3 bộ chỉ tiêu cho 3 nhóm KH.

+NH gồm 4 chỉ tiêu TC và 60 chỉ tiêu phi TC và 43 chỉ tiêu đánh giá quan hệ NH. + Công ty TC và cho thuê TC gồm 14 chỉ tiêu TC và 54 chỉ tiêu phi TC và 9 chỉ tiêu đánh giá quan hệ NH.

+ Công ty chứng khoán: gồm 10 chỉ tiêu TC và 51 chỉ tiêu phi TC và 9 chỉ tiêu đánh giá quan hệ NH.

MSB Ratings căn cứ vào điểm xếp hạng để phân loại KH và hỗ trợ ra quyết định phê duyệt TD.

Bảng 3.8: Bảng điểm xếp hạng khách hàng của MSB

Xếp hạng khách hàng Điểm xếp hạng Phân loại nợ

AAA 87-100 Đủ tiêu chuẩn

AA 78-87 Đủ tiêu chuẩn

A 72-78 Đủ tiêu chuẩn

BBB 67-72 Cần chú ý

BB 63-67 Cần chú ý

B 60-63 Dƣới tiêu chuẩn

CCC 57-60 Dƣới tiêu chuẩn

CC 53-57 Dƣới tiêu chuẩn

C 45-53 Nghi ngờ

D 20-45 Mất vốn

Vùng cấp tín dung: từ B đến AAA

Vùng từ chối cấp tín dung từ D đến CCC

Hệ thống xếp hạng tín dung: QAC

- QCA là công cụ đánh giá tín dụng định tính tiên tiến và đƣợc chuẩn hóa với nhiều ƣu điểm.

QCA là một công cụ sàng lọc, phân loại KH tốt – xấu, là cơ sở ra quyết định phê duyệt TD và chính sách TD với KH. Tổng điểm QCA đƣợc tính toán thành xác suất vỡ nợ (PD). Ngân hàng sử dụng công cụ QCA để sàng lọc, phân loại KH, là cơ sở ra quyết định phê duyệt TD và chính sách TD với KH. Sau khi KH đƣợc phê duyệt cấp tín dụng NH, trƣớc khi thực hiện giải ngân NH sẽ thực hiện đánh giá KH trên MSB Ratings định kì hàng quý hoặc khi có sự thay đổi nào ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KH thì sẽ thực hiện lại đánh giá xếp loại KH. Kết quả xếp hạng KH trên MSB Ratings là cơ sở đánh giá phân loại nợ KH theo quy định của NHNN.

Bảng 3.9: Bảng điểm xếp hạng khách hàng theo QCA tại MSB

Xếp hạng khách hàng Điểm PD max Điểm PD trung bình

AAA 0.14% 0.10% AA 0.41% 0.28% A 1.01% 0.65 BBB 1.98% 1.43% BB 3.33% 2.56% B 3.78% 3.99% CCC 6.50% 5.57% CC 9.03% 6.98% C 18.59% 13.36% D 100% 26.34%

Nguồn: Quy định chính sách tín dụng tại MSB

Vùng cấp tín dung: từ CCC đến AAA. Vùng từ chối cấp tín dung từ D đến CC.

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro: EWS

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS là công cụ đánh giá định tính và định lƣợng KH sau cho vay.EWS đƣợc NH TMCP Hàng Hải Việt Nam áp dụng với KH là DN vừa và nhỏ từ tháng 2 năm 2011.

-EWS hỗ trợ nhận dạng KH rủi ro cao, có khả năng phát sinh quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời.

-EWS điển hình gồm 9 tiêu chí định lƣợng và 16 tiêu chí định tính rải đều trên các RR: cơ sở dữ liệu các khoản vay trong phân bệ bất động sản, ngành kinh tế, KH đầu vào và đầu ra, hoạt động và tổ chức, tài chính, cam kết với NH về các điều kiện cho vay, giá trị tài sản đảm bảo.

-EWS nhận dạng sớm RR và chia làm 2 danh sách:

+ Danh sách theo dõi 1: gồm 13 tiêu chí cảnh báo mức độ RR thấp/trung bình (9 chỉ tiêu định tính và 4 chỉ tiêu định lƣợng).

+ Danh sách theo dõi 2: gồm 12 tiêu chí cảnh báo mức độ RR cao ( 7 chỉ tiêu định tính và 5 chỉ tiêu định lƣợng).

Công cụ tính giá dựa trên rủi ro RBP

Công cụ tính giá dựa trên rủi ro RBP là công cụ tính toán mức giá (lãi suất) cho từng KH dựa trên chi phí vốn và sác xuất xảy ra nợ quá hạn (PD) đƣợc tính thông qua hệ thống QCA .

-RBP cho phép NH cạnh tranh trên thị trƣờng nhờ lãi suất chính xác dựa trên RR, RBP giúp đƣa ra mức lãi suất chính xác cho từng KH và mang lại nhiều lợi ích nhƣ tăng tối đa doanh thu, đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh.

-Điểm nổi bật của RBP là xác định đƣớc Ước tính thất thoát, căn cứ vào lãi suất cơ sở và ƣớc tính thất thoát để xây dựng mức lãi suất cho vay tƣơng ứng với mức độ RR của từng khoản cấp TD cụ thể.

3.2.2.2 Xây dựng công cụ đo lường, đánh giá RRTD và chính sách liên quan

Công tác xây dựng công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại Khối Quản lý rủi ro của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Cụ thể:

-Phòng Phân tích công cụ và Mô hình rủi ro: Là đầu mối xây dựng công cụ, quy định, hƣớng dẫn sử dụng, quản lý các công cụ đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng;

-Phòng Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Là đầu mối đề xuất, xây dựng các chính sách, quy trình tín dụng liên quan đến việc sử dụng công cụ để đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng;

-Giám đốc khối quản lý rủi ro: Là đầu mối trả lời những vấn đề có liên quan đến công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng cho các đơn vị sử dụng; phát triển các chính sách liên quan đến công cụ đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng.

3.2.2.3 Sử dụng, quản lý công cụ đo lường đánh giá rủi ro tín dụng

-Dựa trên các dữ liệu khai báo, công cụ sàng lọc, các khối phê duyệt tín dụng đánh giá khách hàng làm cơ sở để đƣa ra các quyết định đề xuất, phê duyệt tín dụng;

-Các cán bộ có liên quan nhƣ (Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng, Chuyên viên dịch vụ tín dụng, Giám đốc phê duyệt tín dụng, Chuyên viên Phòng Định chế tài chính – Ngân hàng Định chế Tài chính, Chuyên viên Trung tâm Quản lý tín dụng cá nhân…) sử dụng các công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng khi phân tích, thẩm định khách hàng. Việc sử dụng này theo đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công tại các văn bản, quy định, quy trình liên quan của Maritime Bank và phải tuân theo các quy định, hƣớng dẫn hiện hành đối với từng công cụ;

-Giám đốc các Trung tâm khách hàng doanh nghiệp, Trung tâm khách hàng doanh nghiệp lớn, Trung tâm xử lý tín dụng tập trung, Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân, Trƣởng phòng định chế tài chính là đầu mối quản lý, theo dõi việc sử dụng các công cụ tại đơn vị mình;

-Các phòng ban thuộc Ngân hàng chuyên doanh phối hợp cùng khối Quản lý rủi ro phân tích rủi ro tín dụng, đƣa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp trên cơ sở kết quả đo lƣờng, đánh giá rủi ro từ các công cụ;

-Tổng Giám đốc, Giám đốc khối Phê duyệt tín dụng là đầu mối gửi ý kiến phản hồi các vấn đề liên quan đến công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng về Phòng Phân tích công cụ và Mô hình rủi ro- Khối quản lý rủi ro.

-Phòng Phân tích công cụ và Mô hình rủi ro: Là đầu mối trong việc thu thập những thông tin phản hồi của các bên có liên quan, phân tích các yêu cầu để đề xuất với các bên có liên quan chỉnh sửa hoàn thiện công cụ phù hợp với thực tiễn, phản ánh đƣợc chính xác mức độ rủi ro với từng khách hàng;

-Phòng Phân tích công cụ và Mô hình rủi ro: Là đầu mối cung cấp thông tin, kết quả các báo cáo, phân tích công cụ cho Phòng Chính sách quản lý RRTD để làm cơ sở đế xuất chỉnh sửa, xây dựng chính sách cho phù hợp;

-Dựa trên kết quả đánh giá của công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng, Trung tâm Quản lý rủi ro tín dụng – Khối Quản lý rủi ro đánh giá chất lƣợng tín dụng theo danh mục khách hàng, theo ngành nghề, sản phẩm, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu…, từ đó đƣa ra các khuyến nghị, đề xuất điều chỉnh quy định, chính sách, quy trình, đối tƣợng KH, ngành nghề cấp tín dụng nhằm kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng theo khẩu vị rủi ro của Maritime Bank;

-Giám đốc Khối Quản lý rủi ro: Là đầu mối trả lời những vấn đề có liên quan đến công cụ đo lƣờng RRTD cho các đơn vị sử dụng, báo cáo định kỳ cho các cấp Lãnh đạo của Maritime Bank; đƣa ra đề xuất, giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại Maritime Bank.

Định kỳ hằng quý hoặc khi cần thiết, Khối quản lý rủi ro rà soát và thực hiện việc nhận dạng, đo lƣờng và đánh giá rủi ro để có thể nhận biết những thay đổi đối với các rủi ro hiện tại và rủi ro mới xuất hiện.

Phòng Phân tích công cụ và Mô hình rủi ro- Khối quản lý rủi ro: Định kỳ 6 tháng/lần, rà soát lại các công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng hiện có, cập nhật các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro mới (nếu có).

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 66 - 71)