Thực trạng nhận dạng rủi ro tín dụng tạiNH TMCP Hàng Hải Việt

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 61 - 66)

Nhận dạng rủi ro là việc nhận biết dấu hiệu rủi ro có ảnh hƣởng tới khả năng Maritime Bank hoàn thành chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở xây dựng một bảng ma trận rủi ro toàn diện.

MSB đã nghiên cứu, phân tích các nghiệp vụ, sản phẩm, quy trình của sản phẩm/nghiệp vụ để nhận dạng rủi ro tín dụng (gồm rủi ro tín dụng truyền thống hay rủi ro đối tác). Một số các phƣơng pháp/biện pháp đƣợc áp dụng trong việc nghiên cứu, phân tích:

+Phƣơng pháp lƣu đồ là phƣơng pháp liệt kê trình tự các bƣớc đối với một quy trình cấp TD. Từ những bƣớc liệt kê này, sẽ phát hiện ra rủi ro tín dụng khi thực hiện từng bƣớc, từ đó có những biện pháp khắc phục nhất định;

+Tham khảo, lấy thông tin từ các tổ chức, đánh giá xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp;

+Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: Các thông tin trong quá khứ cho phép dự báo các thông tin liên quan đến rủi ro tiềm năng;

+Phân tích các nguyên nhân, yếu tố gây ra RRTD: Nguyên nhân, yếu tố khách quan (môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý, sự phát triển của ngành); nguyên nhân, yếu tố chủ quan từ phía Khách hàng (khả năng trả nợ của Khách hàng khi đến hạn, hiệu quả hoạt động, các khoản tín dụng hiện tại, lịch sử trả nợ trong quá khứ, khả năng tài chính, tính thanh khoản của Khách hàng); nguyên nhân từ phía MSB (vấn đề chính sách tín dụng không phù hợp, thẩm định và đo lƣờng rủi ro tín dụng không tốt, công tác giám sát tín dụng không chặt chẽ, lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ, vi phạm các nguyên tắc cấp tín dụng, cấp tín dụng vƣợt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản bảo đảm …).

-Xây dựng bảng ma trận rủi ro và phổ biến các rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống: +Đối với các rủi ro hiện tại: Bảng ma trận miêu tả những RRTD vốn có mà MSB đang phải đối mặt trong giao dịch của từng Ngân hàng chuyên doanh: NH Cá nhân, NH Doanh nghiệp, NH Doanh nghiệp lớn, NH Định chế Tài chính nhƣ sau:

Bảng 3.6: Những rủi ro tín dụng tại MSB

Nghiệp vụ Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng truyền

thống Rủi ro đối tác

A.Ngân hàng Cá nhân

Cho vay có đảm bảo 

Cho vay không có đảm bảo 

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 

Thẻ Ngân hàng 

Nghiệp vụ Rủi ro tín dụng

B. Ngân hàng Doanh nghiệp

Cho vay có đảm bảo 

Cho vay không có đảm bảo 

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 

Bảo lãnh Ngân hàng 

Thẻ Ngân hàng 

Bao thanh toán 

Thấu chi 

Đầu tƣ trái phiếu 

Thƣ tín dụng  

Thẻ Ngân hàng 

C. Ngân hàng Doanh nghiệp lớn

Cho vay có đảm bảo 

Cho vay không có đảm bảo 

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 

Bảo lãnh Ngân hàng 

Thẻ Ngân hàng 

Bao thanh toán 

Thấu chi 

Đầu tƣ trái phiếu 

Thƣ tín dụng  

Thẻ Ngân hàng 

D. Ngân hàng Định chế

1.Cho vay (gửi tiền)

Cho vay có đảm bảo 

Cho vay không có đảm bảo 

2. Đầu tƣ

Nghiệp vụ chứng khoán nợ  

Nghiệp vụ chứng khoán vốn 

3. Kinh doanh

Kinh doanh ngoại tệ 

Nghiệp vụ Rủi ro tín dụng

Kinh doanh hàng hóa và kim loại 

4. Dịch vụ

Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 

Nguồn: Quy định chính sách tín dụng tại MSB

+Đối với rủi ro trong tƣơng lai, việc nhận dạng rủi ro đƣợc thực hiện trong quy trình phát triển, ban hành sản phẩm mới và cập nhật vào bảng ma trận rủi ro.

Nhận diện các dấu hiệu rủi ro căn cứ vào bảng ma trận rủi ro đã đƣợc Khối quản lý rủi ro xây dựng và thực tế nghiệp vụ phát sinh thông qua các phƣơng pháp nhƣ:

-Phƣơng pháp phân tích tài chính: Đây là phƣơng pháp phổ biến nhất để Maritime Bank có thể tiếp cận và ra quyết định cấp tín dụng vì báo cáo tài chính cho biết trạng thái tài chính của Khách hàng, gián tiếp cho biết về tình hình hoạt động, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo, các hoạt động của Khách hàng. Các công cụ phân tích báo cáo tài chính:

+Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán: hệ số khả năng thanh toán chung, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền…;

+Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động: hệ số quay vòng hàng tồn kho; hệ số vòng quay các khoản phải trả; chỉ số số ngày bình quân các khoản phải trả; hệ số vòng quay các khoản phải thu …;

+Chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn;

+Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời: ROS, ROA, ROE.

-Tham khảo và sử dụng thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà nƣớc, đánh giá của các cơ quan đánh giá tín dụng nhƣ Dun & bradstreet, Standard & Poor, Moody hay Fitch, AM Best, trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay mới/tái cấp.

-Sàng lọc các thông tin trong quá trình giao tiếp sẽ giúp nhận biết đƣợc các dấu hiệu rủi ro tín dụng. Một số dấu hiệu đặc trƣng nhận biết rủi ro tín dụng (rủi ro đến từ phía Khách hàng):

+Khách hàng đi vay không tuân thủ các quy định và thỏa thuận trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ;

+Trì hoãn, gây cản trở NH trong việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất; +Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng TD; +Giá trị Tài sản bảo đảm bị sụt giảm so với khi định giá ban đầu; Có dấu hiệu tài sản đã cho ngƣời khác thuê, bán, hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại;

+Không thƣờng xuyên kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, chạy theo doanh thu, mở rộng kinh doanh quá mức kiểm soát;

+Khách hàng trì hoãn, không nộp báo cáo tài chính cho Ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;

+Có dấu hiệu sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn;

+Không trả nợ đúng số tiền, đúng ngày theo quy định. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục;

+Sự gia tăng bất thƣờng về hàng tồn kho, các khoản nợ. Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến;

+Có dấu hiệu cho thấy Khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thƣờng khác, không phải từ hoạt động kinh doanh chính hoặc hoạt động đƣợc đề xuất trong phƣơng án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;

+Những thay đổi bất ngờ về số dƣ tiền gửi tại Ngân hàng, vốn tự có giảm dần một cách đáng nghi ngờ;

+Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, bán hàng vội vã, sản phẩm giảm về chất lƣợng và số lƣợng, nhân sự chuyển việc hoặc nghỉ việc nhiều;

+Xuất hiện mâu thuẫn, bất đồng trong quản lý điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý. Nhiều lần thay đổi ngƣời lãnh đạo cao nhất, Ban Điều hành;

+Chấp nhận nguồn vốn vay với lãi suất cao, với mọi điều kiện.

-Phân tích hợp đồng liên quan (nếu có) để thấy đƣợc các RR phát sinh:

+Rủi ro từ chủ thể: Chủ thể không có chức năng kinh doanh; Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực; Ngƣời đại diện ký kết không hợp pháp;

+Rủi ro từ đối tác kinh doanh không có uy tín, khả năng tài chính yếu kém; phong tục tập quán khác nhau; vị trí địa lý không thuận lợi;

+Rủi ro ngôn ngữ: từ tối nghĩa hay nhiều nghĩa. Hiểu không chính xác nội dung đàm phán, sai sót khi đánh máy, các điều khoản quy định không chi tiết, đầy đủ, cụ thể…;

+Rủi ro trong thực hiện hợp đồng, thời hạn giao hàng, thanh toán: hàng hóa rơi, mất mát, hƣ hỏng, các tiêu chuẩn về quản lý hàng hóa thay đổi không cập nhật kịp thời, thanh toán bằng tiền mặt, ngƣời mua đã trả tiền nhƣng ngƣời bán không giao hàng….

Nhận diện các dấu hiệu rủi ro căn cứ vào bảng ma trận rủi ro đã đƣợc Khối Quản lý rủi ro xây dựng và thực tế nghiệp vụ phát sinh thông qua các phƣơng pháp nhƣ phân tích tài chính, tham khảo thông tin từ các tổ chức uy tín, trao đổi trực tiếp với Khách hàng khi đi thẩm định trực tiếp…

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 61 - 66)