Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 52 - 55)

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt, những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu hay xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây:

+ Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.

+ Gốc so sánh :

Gốc so sánh đƣợc lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác... Việc so sánh về không gian thƣờng đƣợc sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh

nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực... Cần lƣu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hƣởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh đƣợc lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trƣớc, năm trƣớc) hay kế hoạch, dự toán.

+ Các dạng so sánh :

Các dạng so sánh thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân.

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

So sánh bằng số tƣơng đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, các nhà quản lý xác định đƣợc vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiến, trung bình, yếu kém).

Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu tài chính. Nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đƣa ra một số chỉ tiêu để so sánh nhƣ các chỉ tiêu bao gồm : doanh thu, lợi nhuận từ họat động tín dụng, tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ...

Từ những chỉ tiêu trên, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối, số tuyệt đối, so sánh với trung bình ngành hay một số NHTM có uy tín trên thị trƣờng để đƣa ra các nhận xét, đánh giá khách quan nhất hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Cũng thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp này ta có thể thấy đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc

điểm của hoạt động quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam so với các ngân hàng khác nhƣ thế nào. Từ đó đề xuất ra các đề xuất, giải pháp tăng hiệu quả, an toàn cho hoạt động quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hiện nay.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 52 - 55)