1.5.1.1 Kinh nghiệm của CHLB Đức về mô hình đảm bảo tín dụng
Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau, một trong những hình thức bảo lãnh đƣợc áp dụng phổ biến và khá thành công ở Cộng hòa Liên Ban Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh ở Đức đƣợc thành lập và hoạt động theo luật công ty. Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trƣờng hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhƣng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị Ngân hàng Bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng Bảo lãnh chịu 80% và ngân hàng cho vay chịu 20%. Để đƣợc bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến Ngân hàng Bảo lãnh của mình. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp... nếu thấy phƣơng án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn đƣợc chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế để đƣợc hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tƣ vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là Ngân hàng Tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng bảo lãnh ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh danh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hóa thị trƣờng vốn ở nƣớc này.
1.5.1.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại các NHTM của Mỹ năm 2008.
Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản tan vỡ - tình cảnh khá tƣơng đồng với Việt Nam hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỷ USD. Lƣợng tiền này đƣợc phân bổ một phần để mua lại nợ xấu ngân hàng thƣơng mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém.Phần còn lại - nhƣng chiếm tỷ trọng lớn - là để mua cổ phiếu ƣu đãi của các ngân hàng.
Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ƣu đãi thay vì loại phổ thông.Cổ phiếu ƣu đãi đƣợc hƣởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhƣng lại không có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng. FED chỉ muốn đẩy một ít dòng tiền để ngân hàng có vốn đầu tƣ và thoát khỏi tình trạng tồi tệ - về mặt bản chất chính là FED cho vay - nhƣng họ chủ trƣơng nắm quyền kiểm soát các ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ƣu đãi nhƣ phân tích ở trên là rất thích hợp.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam nên học cách làm của Mỹ để giải quyết bài toán hiện nay. Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng từng có kinh nghiệm làm việc ở Mỹ, Việt Nam cần khoảng 7 tỷ USD (tƣơng đƣơng hơn 140.000 tỷ đồng) để mua lại nợ xấu nhƣ phƣơng án thứ nhất của Mỹ.Nếu để ngân hàng tự bán nợ xấu sẽ gây thiệt hại thêm bởi với chất lƣợng nợ nhƣ vậy, tỷ lệ chiết khấu rất cao, có thể lên tới 80%-90%. Phƣơng án mua lại cổ phần giống nhƣ Mỹ cũng thích hợp với Việt Nam. Nhà nƣớc không can dự vào công tác điều hành, quản lý sẽ tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng tự tái cơ cấu.