Thực trạng kiểm soát,ngăn ngừa rủi ro tín dụng tạiNH TMCP Hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 71 - 73)

Việt Nam

Song song với công tác đo lƣờng rủi ro là công tác kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng, nếu làm tốt cả hai công việc này thì tổn thất tín dụng sẽ đƣợc hạn chế đáng kể, từ đó công tác quản lý rủi ro tín dụng coi nhƣ hiệu quả, chất lƣợng tín dụng

theo đó sẽ đƣợc nâng cao. Tiếp theo đây là thực trạng kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam.

3.2.3.1Biện pháp và trách nhiệm thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

-Trung tâm Xử lý tín dụng tập trung - Khối Phê duyệt tín dụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ và kiểm soát tại mỗi bƣớc của các quy trình cụ thể;

-Lãnh đạo các Đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp và phổ biến đầy đủ các văn bản, quy trình, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng cho cán bộ đƣợc phân công, thực hiện công việc liên quan đến cấp tín dụng và kiểm soát khoản tín dụng, Khách hàng;

-Phòng Giám sát rủi ro tín dụng- Khối Quản lỷ rủi ro, Trung tâm xử lý tín dụng tập trung - Khối Phê duyệt tín dụng: giám sát, kiểm tra sau về số liệu, hồ sơ, kiểm soát tuân thủ nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp rủi ro.

-Đơn vị kinh doanh thuộc các Ngân hàng tuân thủ đúng các văn bản, quy trình, quy định của Maritime Bank và NHNN liên quan đến hoạt động tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ của mình;

-Trong hoạt động cấp tín dụng, các bộ phận phát triển kinh doanh, đề xuất cấp tín dụng tách biệt với các bộ phận thẩm định, phê duyệt, đánh giá tài sản bảo đảm, kiểm soát sau;

-Các hoạt động tín dụng đƣợc tiến hành dựa trên các hƣớng dẫn bằng văn bản (chính sách, quy trình, quy định, hƣớng dẫn nghiệp vụ…), trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn cũng nhƣ nội dung công việc của từng cá nhân, đơn vị;

-Mọi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo nằm trong giới hạn rủi ro đƣợc xác định trƣớc, thể hiện trong các văn bản, quy định về chính sách, giới hạn tín dụng, thẩm quyền phê duyệt. Các trƣờng hợp vi phạm, không tuân thủ Đơn vị kinh doanh và bộ phận kiểm soát phải báo cáo kịp thời lên các cấp có thẩm quyền. Các trƣờng hợp vƣợt giới hạn rủi ro tín dụng cần phải đƣợc xử lý kịp thời bởi các cấp có thẩm quyền theo quy định có liên quan.

3.2.3.2 Nguyên tắc chấp nhận, giảm tránh, phòng ngừa hoặc chuyển đổi rủi ro mà đã nhận dạng và đo lường tại MSB

-Rủi ro tín dụng đƣợc chấp nhận phải nằm trong ngƣỡng chấp nhận rủi ro của Maritime Bank và phù hợp với khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ;

-Phòng ngừa rủi ro là mục tiêu cần đƣợc xác định rõ ràng ngay từ khi xây dựng quy trình, hƣớng dẫn cho đến khi tác nghiệp thực tế;

-Khi có rủi ro xảy ra, cần phân tích nguyên nhân, đánh giá mức độ rủi ro và có các hành động phù hợp:

-Rủi ro liên quan đến việc vi phạm các giới hạn rủi ro tín dụng: Đơn vị kinh doanh áp dụng các biện pháp theo Quy trình xử lý các vi phạm giới hạn rủi ro tín dụng, nhằm đƣa các trƣờng hợp vi phạm, có rủi ro ngoài giới hạn về trong giới hạn cho phép; các Đơn vị, cá nhân thuộc Ngân hàng chuyên doanh tuân thủ các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

-Rủi ro liên quan đến chính sách, quy trình, quy định không đầy đủ, không rõ ràng, không chặt chẽ: Trung tâm Quản lý rủi ro tín dụng- Khối Quản lý rủi ro phối hợp với các bộ phận có liên quan chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, đồng thời đề xuất giải pháp, kế hoạch kiểm soát các sản phẩm, nghiệp vụ có rủi ro cao, chuyển đổi rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)