Thực trạng Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 60 - 61)

Hàng Hải Việt Nam

Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Để đảm bảo cho công tác này đƣợc thực hiện tốt, sau đây là quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại MSB cụ thể:

Nhận dạng rủi ro tín dụng

-Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tƣợng xin vay vốn, phân tích đặc trƣng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trƣờng. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế...

-Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.

Đo lường rủi ro tín dụng

-Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lƣờng những rủi ro đƣợc thể hiện qua các con số.

Kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng

-Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngƣng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.

Xử lý tổn thất khi xẩy ra rủi ro tín dụng

-Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính -Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tƣ không rõ ràng…)

MSB đã nhận định đƣợc giai đoạn năm 2011 đến nay là giai đoạn khó khăn để tăng cƣờng tín dụng, NH gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi triển khai thực hiện quản lý rủi ro tín dụng cụ thể :

-NH Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đặc biệt là tăng trƣởng tín dụng của lĩnh vực phi sản xuất ảnh hƣởng tới chính sách tín dụng, định hƣớng tín dụng của NH cũng nhƣ công tác quản lý RRTD.

-Các quy định của Pháp luật liên quan đến hoạt động NH thay đổi nhiều do Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực và các văn bản quy phạm dƣới luật phải điều chỉnh theo cũng làm ảnh hƣởng đến chính sách tín dụng của NH cũng nhƣ công tác quản lý RRTD của MSB.

Chính vì thế, từ năm 2011, ngân hàng đã triển khai thực hiện chƣơng trình hành động quản lý rủi ro tín dụng cụ thể :

-Xây dựng chính sách tín dụng

-Xây dựng các quy trình, hƣớng dẫn việc nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá, theo dõi, kiểm tra, giám sát và xử lý tổn thất rủi ro tín dụng.

-Xây dựng các quy định về hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng, các mẫu biểu báo cáo, cơ chế báo cáo phục vụ công việc quản lý RRTD.

-Kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống NH.

-Lập các báo cáo kiểm soát rủi ro tín dụng ( Báo cáo rủi ro tín dụng tháng gửi Tổng Giám Đốc và Hội đồng tín dụng, báo cáo RRTD quý gửi Ủy ban Quản lý rủi ro) đƣa ra các cảnh báo rủi ro tín dụng kịp thời và các kiến nghị để Quản lý tốt rủi ro tín dụng.

-Giám sát thực hiện chƣơng trình Hành động Quản lý rủi ro tín dụng.

Cụ thể sau đây là thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam luận văn ths (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)