* Chính sách cho vay của ngân hàng
Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay dƣới những hình thức khác nhau. Thông thƣờng chính sách cho vay có thể là chỉ thị bằng lời của ban lãnh đạo ngân hàng hoặc là một tập hợp các hành vi, các thông lệ và những tập quán … Đối với các NHTM ở Việt nam thì chính sách cho vay thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hƣớng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý đã chú ý sự phù hợp giữa nội dung của chính sách với đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội của chính phủ, sự hài hoà quyền lợi của ngƣời gửi tiền, ngƣời đi vay và chính bản thân của ngân hàng. Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho vay an toàn, hiệu quả. Từ đó, cán bộ quản lý RRTD sẽ kiểm soát tốt hơn công tác quản lý RRTD.
* Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng
Ông P.Volker, cựu chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”, điều đó cho thấy RRTD luôn tồn tại và nợ xấu là thực tế hiển nhiên trong hoạt động tín dụng của bất kì NHTM nào. Tuy nhiên, sự khác biệt của các NH có năng lực quản lý RRTD tốt là khả năng khống chế RRTD ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc.Đó là nhờ NH xây dựng đƣợc mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và phù hợp với hoạt động TD để hạn chế đƣợc những RRTD mang tính chủ quan.
* Thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trƣờng, ai nắm bắt đƣợc nhiều thông tin chính xác kịp thời hơn, ngƣời đó sẽ thắng trong cạnh tranh. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng bỏ tiền ra trên cơ sở lòng tin. Lòng tin có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin có đƣợc. Để việc cho vay có chất lƣợng hiêu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có đƣợc và phân tích, xử lý chính xác nhiều thông tin có liên quan. Thông thƣờng có 2 nhóm thông tin sau:
-Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những sổ sách, số liệu tài chinh. Chúng có rất nhiều loại phong phú bao gồm thông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp.
-Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chính nhƣ: khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của phƣơng án.
Tóm lại, nắm chắc đƣợc 2 nhóm thông tin trên sẽ giúp ngân hàng có sự đánh giá chính xác, toàn diện về đối tƣợng cho vay, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.
* Trình độ và nhận thức của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
Nếu các cán bộ quản lýRRTD có trình độ tốt, nhận thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD, có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, hay đánh giá chính xác phƣơng án sản xuất khinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, và dự báo đƣợc các vấn đề có thể phát sinh tứ khách hàng gây bất lợi cho NH thì sẽ hạn chế đƣợc rủi ro trong cho vay, thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng, và ngƣợc lại nếu cán bộ chƣa có nhận thức trình độ đáp ứng nhu cầu công việc thì gây ra những tổn thất, rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.
* Trang thiết bị và công nghệ của Ngân hàng
Trang thiết bị và công nghệ của Ngân hàng là nhân tố tác động gián tiếp tới quản lý rủi ro tín dụng. Các ngân hàng có trang thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp thông tin của các khách hàng vay vốn, cũng nhƣ kiểm tra, giám sát qui trình cho vay, quá trình thu hồi nợ, từ đó giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng, thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng