Lễ thức gắn liền với chu kì đời ngườ

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 43 - 54)

a. Trong sinh đẻ

Người H'Mông sinh sống trong một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị chết vào loại cao nhất so với các dân tộc anh em (106,0%) [25;5]. Người H'Mông có nhiều nghi lễ liên quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi đẻ khó người H'Mông làm lễ cũng cầu “mẹ tròn, con

vuông” gọi là lễ “đề ca sủa”. Thầy cúng chặt đầu con chó há miệng hướng lên trời để cắn ma nguyệt thực - loại ma ăn trẻ con. Trong lễ cúng, ông thầy cúng gọi các lực lượng siêu nhiêu về trợ giúp, xua ma nguyệt thực. Ông cắm ba vòng tre hình bán nguyệt, giả làm cái cung bắn ma nguyệt thực ở trước ngõ, trước cửa buồng cô dâu nhằm ngăn chặn ma, sau đó ông đập vỡ quả bầu đựng nước, lấy que thông bếp lò. Đây là những hành động ma thuật bắt chước để “giúp” sản phụ đẻ dễ dàng. Đồng bào còn quan niệm sản phụ khó đẻ là do họ ăn ở với bà cô hoặc bố mẹ chồng không tốt nên phải làm lễ xin lỗi. Người sản phụ phải vái ba vái mẹ chồng hoặc bà cô trong dòng họ, uống một bát rửa ngón tay trỏ của bà cô (mẹ chồng) hoặc uống một bát nước giặt vạt áo của họ. Có như vậy mới dễ đẻ. [2;4].

Khi đứa trẻ sinh ra, rau thai nhi sẽ được chôn ở cột nhà chính (nếu đứa trẻ là trai) với ý niệm con trai sẽ trở thành trụ cột gia đình. Nếu đứa trẻ là con gái, rau thai nhi chôn ở gậm giường ngủ với niềm tin con gái sau này sẽ là người nuôi dạy con cái, nội trợ giỏi. Trẻ sinh được 3 ngày, gia đình tổ chức lễ “húp plì” (gọi hồn). Lễ vật là một con gà trống (nếu đẻ con gái) hoặc một con gà mái (nêu đẻ con trai) và hai quả trứng. Trước khi làm lễ, bà nội nhóm lửa ở cửa để gọi hồn. Bà nội sau khi cúng gọi nhập hồn vào đứa trẻ, bà vừa bế cháu vừa hát ru. Tiếng hát ru ngân dài, vời vợi, xa xăm. Tiếng hát ru trao truyền cho bé tín hiệu nghệ thuật. Tiếng hát ru khuyên dạy thành viên mới chào đời. Tiếng hát ru da diết nhắc nhở cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc trẻ thơ [70;224]. Trong tiếng hát ru, cộng đồng dòng họ trao cho thành viên mới các vật thiêng liêng như: vòng cổ bằng bạc trắng, chiếc áo đính các vật trừ tà. Vòng cổ có khoá giữ hồn (plì) ở lại; không cho hồn đi gây ốm đau, bệnh tật. Và trong tiếng hát ru bé được đặt tên mới. Thông thường tên Pao được nhiều người đặt cho bé trai, còn bé gái thường đặt là Mỷ. Những tên này không đặt trùng với tên tổ tiên, tên những người trong gia đình. Lễ gọi hồn, đặt tên trở thành nghi lễ của cộng

đồng công nhận thành viên mới. Đứa trẻ được đón nhận vào cộng đồng qua những tín hiệu của văn hoá tộc người.

Đứa trẻ được một tuổi, người H'Mông làm lễ mừng tuổi cho con. Lễ vật là gà lợn. Ngày đầu tuổi, ông cậu sẽ tặng cháu một cây nỏ hoặc một khối sắt đủ rèn được một con dao với ý niệm mong cháu bé sẽ trở thành một chiến binh giỏi, thạo việc làm nương. Nếu là bé gái, bà ngoại mừng cháu một cuộn chỉ thêu (có nơi là chiếc bút đồng vẽ hoa văn sáp ong) mong cháu lớn lên thạo đường may vá. Lễ đổi tên lót của người bố cũng tiến hành cùng với lễ mừng con đầu lòng, người con trai H'Mông thường có chữ “Mí” đệm lót. Ví dụ Thào Mí Lềnh, Giàng Mí Dua, “Mí” là bé bỏng. Trong lễ mừng con đầy tuổi, người bố cũng được bố mẹ vợ đổi tên lót theo sở thích. Vi dụ như: Thào Mí Lềnh thành Thào Dỉn Lềnh, Giàng Mí Dua thành Giàng Dúng Dua… Ở một số xã như Hồ Bốn, Khao Mang, Chế Tao người H'Mông thường đệm tên lót con trai là “A”, “Seo”. Và đã dùng tên này thì không có tục lệ đổi tên lót [14;151].

Trường hợp đứa nhỏ hay ốm đau, gầy yếu, người H'Mông làm lễ nhận bố nuôi “Tua sảo” cho con. Chọn ngày lành tháng tốt, người bố vào rừng chặt một cây to, ngọn cây không gãy, tách phần gốc, làm cầu bắc ở ngã ba đường vào xóm. Cầu gồm ba thanh gỗ, thanh chính của cầu đặt ở giữa đường, hai thanh phụ đặt ở hai ngả đường bên cạnh nhưng chưa đóng chốt. Bố đứa trẻ sau khi thắp hương cầu khẩn mong gặp người bố nuôi tốt, giúp con khỏi ốm đau, bèn nấp vào chỗ kín chờ người đi qua. Khi thấy một người đến, dù người đó là ai, người bố phải chạy ra nắm tay mời: “Bố (mẹ) nuôi của cháu đây rồi”. Người này không được từ chối và về nhà đứa trẻ. Người bố đóng chốt cây cầu. Người bố (mẹ) nuôi buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay đứa trẻ khấn cầu “trói buộc bệnh tật, ốm đau, không trói hồn trói vía, mong đứa trẻ hay ăn, chóng lớn, khoẻ mạnh….”, đồng thời đứa trẻ được lấy họ của bố nuôi đặt thành tên đệm. Ví dụ họ bố nuôi là họ Lù, tên của

đứa trẻ là Giàng A Pao đổi thành Giàng Lù Pao. Cũng có nơi lấy họ của bố nuôi và chữ Páo (là Bảo) đặt tên mới như Giàng Lù Páo (nghĩa là họ Lù Bảo vệ). Từ đó đứa trẻ có nghĩa vụ thăm hỏi, lễ tết bố mẹ nuôi.

b. Trong cưới xin

Lễ cưới của dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải gồm 3 nghi lễ chính: lễ dạm hỏi, lễ đưa đồ cưới và lễ cưới.

Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, nhờ hai ông mối (người biết hát “gầu xống”, thạo lý lẽ) thay mặt nhà trai sang nhà gái dạm hỏi. Hai ông mối đem theo lễ vật gồm một đôi gà: trống, mái, và một chai rượu cầm ô đến nhà gái dạm hỏi. Khi đi đường, ô luôn cắp nách, đầu ô quay về phía trước. Dọc đường đi hai ông còn chú ý tránh các điềm gở như gặp rắn, hoẵng kêu… Vừa đến cửa nhà gái, hai ông dừng lại hát bài dân cư “xin mở cửa”. Vào trong nhà, hai ông tiếp tục hát xin chỗ treo ô, xin nước rửa mặt. Hai ông dựng ô vào vách sau cửa gian giữa (nơi thiêng trong nhà) và xuống bếp chính vừa lấy túi lanh đựng thuốc lào mời chủ nhà vừa hát.

“Thưa ông bà Hôm nay ngày lành

Vì có dây leo bò tít lên ngọn cây ớt

Mối mai tôi mới về đây xin thưa cùng ông bà Con gái lớn biết vỡ nổi đám ruộng hoang Con trai lớn biết vỡ nổi thửa ruộng rậm Trai gái lớn biết dựng cửa nhà

Mối mai tôi về đây đôi lời xin ngỏ” [10;178]

Qua ít phút trao đổi lần đầu tiên, chủ nhà tỏ ý ưng thuận, hai ông mối hát bài cảm tạ. Chủ nhà cho mời hai người đại diện họ hàng nhà gái tiếp chuyện. Họ hàng nhà gái đồng ý, bố mẹ cô gái lại cử hai ông mối nhà gái cùng thảo luận với hai ông mối họ nhà trai. Ngôn ngữ giao tiếp đều chọn

những lời hay ý đẹp. Các ông mối làm lễ so tuổi, mổ gà xem chân gà, đoán điềm tốt xấu. Xương sọ gà trắng và trong sắc hồng không gợn vết là sáng sủa, tượng trưng cho hai người lấy nhau sẽ có hạnh phúc. Các ngón chân gà chụm nhau hoặc xương đùi gà cách quãng song song với nhau là điềm lành. Ở xã Nậm Có, các ông mối nhà gái cầm xương đùi gà, các ông mối nhà gái bèn đặt ghế dọc theo chiều dài của nhà - biểu hiện sự đồng ý của nhà gái. Bốn ông mối lại thay mặt hai gia đình nhà trai, nhà gái bàn bạc về các khoản thách cưới, ngày giờ cưới chính thức… Tuy nhiên, trường hợp xem chân gà “không tốt”, hai ông mối nhà trai cũng phải ngủ lại nhà gái. Các ông mối trước khi đi ngủ còn phải bôi nhọ nồi vào mặt để phòng “ma” nhà gái nhớ mặt trả thù, vì ông mối đã tham gia bắt thành viên của gia đình đi. Sáng hôm sau, hai ông mối nhà trai hát bài xin ô, bài chào nhà gái rồi ra về. Trên đường về, cán ô quay ra trước.

Sau khi chuẩn bị xong đồ thách cưới sang đưa nhà gái. Khi trao lễ vật, hai ông mối nhà trai, hai ông mối nhà gái đều phải dùng bài hát trao đổi với nhau. Đồng thời các ông mối còn bàn bạc chọn ngày đón dâu làm lễ cưới.

Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa đông, kiêng cưới vào mùa có tiếng sấm. Lễ cưới gồm hệ thống nghi thức đón dâu, “nhập môn”, liên hoan mừng ngày cưới. Đoàn đón dâu khoảng từ 13 đến 17 người nhà trai sang nhà gái (số người đi của đoàn phải là số lẻ) bao gồm: hai “bố mẹ dẫn” hai vợ chồng thuộc nhà trai (bằng vai với bố mẹ chàng trai), hai ông mối, chú rể ở xa, đoàn đón dâu phải ngủ lại nhà gái một đêm. Đêm hôm đó, nhà gái tổ chức hát “gầu xống” đông vui. Trường hợp hai nhà ở gần, nhà gái tổ chức hát “gầu xống” vào đêm hôm trước.

Lễ tiễn đưa dâu của nhà gái cũng tổ chức trang trọng. Đúng giờ đưa cô dâu sang nhà chống, người anh ruột cô dâu (hoặc anh họ) có đủ vợ con, có uy tín, vào buồng cô dâu, dắt cô dâu ra khỏi buồng, trao đại diện cho nhà trai. Cô gái đón dâu của nhà trai xòe ô chờ đón cô dâu đi. Cô dâu oà

khóc đi ra khỏi cửa nhà. Hai ông mối nhà trai lấy hai bát ruợu mời mẹ cô dâu. Lúc đó chú rể quỳ lạy bàn thờ tổ tiên, quỳ lạy bố mẹ vợ và họ hàng nhà vợ. Quỳ lạy xong, chú rể đi thẳng ra cửa chính. Họ hàng nhà gái đem rượu tiễn chân nhà trai. Họ mời đi mời lại đầy lưu luyến. Hai ông mối nhà trai hát bài chào tạm biệt nhà gái.

Đoàn đưa dâu về nhà trai phải từ 24 đến 30 người (số người của cả nhà trai và nhà gái phải là số chẵn), đi đầu là hai ông mối nhà trai, tiếp theo là cô dâu và phù dâu, hai ông mối nhà gái, chú rể và phù rể cùng bạn bè và họ hàng hai họ. Đoàn đón dâu cũng nghỉ lại ăn uống. Trước khi ăn, bố chú rể dẫn nhà trai và người có uy tín của nhà gái vứt cơm thịt ra xung quanh, mời các ma rừng, ma đất, ma lang thang ăn để ma khỏi tức giận không theo cô dâu về nhà chú rể.

Đoàn đón dâu về gần đến nhà trai, chú rể phải đi nhanh về trước thắp đèn và lấy cái sàng úp lên trên. Khi đoàn đón dâu về đến cửa thì cô dâu và cô đón dừng chân ở trước cửa. Một ông chú nhà trai cầm con gà ma quay trên đầu cô dâu ba vòng, người H'Mông quan niệm như vậy là nhập hồn cô dâu về nhà chống. Từ đó phần hồn của cô dâu luôn được các ma nhà chồng bảo vệ (che chở, không cho hồn cô dâu bỏ đi đâu). Tối hôm đón dâu về, nhà trai đông vui tổ chức hát “gầu xống” suốt đêm.

c. Trong tang lễ

Lễ tang của người H'Mông là một hiện tượng văn hoá đặc sắc bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, phản ánh các quan niệm về lịch sử, xã hội, về cộng đồng dân tộc. Người H'Mông quan niệm thế giới có 3 tầng: tầng trên trời là thế giới tổ tiên ở tầng giữa là thế giới con người, tầng dưới là lòng đất là địa ngục, âm phủ. Theo quan niệm của đồng bào, con người có 3 linh hồn (plì), khi chết 3 linh hồn cũng đều lìa khỏi xác đi ba nơi khác nhau.

- Linh hồn gốc đi sang thế giới bên kia của tổ tiên và sống với hồn gốc của tổ tiên. Nhưng hồn gốc gác mộ cũng thường xuyên liên hệ chặt chẽ

với con cháu hay phù hộ (hoặc quấy nhiễu con cháu), do đó con cháu phải cúng bái, làm lễ cho hồn này.

- Linh hồn thứ hai, con người sau khi chết bay lên trời để thưa kiện với trời rằng, tại sao trời bắt người phải chết, linh hồn sẽ ở tầng giữa thế giới của trời.

- Linh hồn thứ ba sẽ đi đầu thai để sống ở trần gian. Nếu khi sống, con người làm nhiều điều tốt sẽ đầu thai làm người. Còn nếu khi sống con người làm nhiều điều ác như trộm cắp, lừa đảo, loạn luân… thì linh hồn này sẽ đầu thai thành các con vật phục vụ con người như: trâu, bò, chó, ngựa…. để con người hành hạ, trả thù. Sau khi gột rửa hết tội lỗi mới được đầu thai sang kiếp người. Nhiều nghi lễ tang ma liên quan đến quan niệm về 3 thế giới, quan niệm về 3 tâm hồn.

* Lễ chỉ đường “khúa kê”

Người H'Mông khi tắt thở con cháu phải bắn ba phát súng, sau đó dùng tù và thổi ba hồi báo cho dân làng biết gia đình có người chết. Người H'Mông chẳng phân biệt người chết già hay chết trẻ bằng tiếng súng nổ (người chết già bắn 9 phát, người chết trẻ bắn 3 phát). Gia đình tắm và khâm liệm người chết. Có dòng họ cho người chết vào trong quan tài. Người nhà đi mời ông “dở mổ” thầy cúng đến làm lễ chỉ đường “khúa kê”. Vừa dùng bút chỉ đường “xin từ” “giao tiếp” với người chết, thầy cúng vừa đọc bài “khúa kê” hướng dẫn hồn tìm đường về với tổ tiên:

“Mình chết thật hay mình chết giả Mình chết thật mình quay mặt lại đây

Lắng tai nghe thầy hát ba mươi sáu bài thần, ma

Chỉ đường, chỉ lối cho biết đường đi cùng tổ tiên”[10;26] Bài chỉ đường qua giọng đọc của ông “dở mổ” lúc vời vợi, xa xăm, lúc ân cần gần gũi, kể về nguồn gốc vũ trụ loài người, kể về nguyên nhân cái chết, kể về chặng đường đi đến thế giới tổ tiên với biết bao thử thách

khó khăn: qua đoạn đường có con hổ mồm to như hang núi, qua chín tầng nguy hiểm (trời mưa, gió, sâu rừng kêu gào ồ ạt, con sâu xanh cản đường…), khi ông đọc đến sự tích gà dẫn đường hồn người chết về với tổ tiên, người nhà mang cả gà mới mổ để nguyên lòng, moi lòng gà ra ngoài hoặc cả con gà sống để trong âu bột ngô để phía đầu người chết. Lễ chỉ đường là lễ thức rất quan trọng. Đồng bào quan niệm phải có bài chỉ đường, linh hồn người chết mới trở về được với tổ tiên. Vì vậy, một số gia đình nghèo không cần làm ma, chỉ làm lễ chỉ đường xong là có thể đem người chết đi chôn được.

* Lễ thổi kèn

Trong khi thầy “dở mổ” đọc “bài ca chỉ đường”, các thợ kèn, trống tiến hành treo trống. Chiếc cột giả treo trống được dựng lên giữa nhà bằng cách gác một cây trúc ngang qua xà nhà và một cọc trúc đóng thẳng xuống đất. Trống được treo ngang chỗ cây trúc vắt ngang và cành trúc giao nhau. Đội kèn trống thổi bài khèn tắt thở đưa hồn người chết qua các con ma nhà: ma buồng, ma cửa, ma cột cái chính, ma bếp lò “xử ca”, “đá trùng”. Bài khèn tắt thở với nội dung báo hiệu lời chào của hồn người chết và các ma trong nhà để đi ra mộ, lên trời về thế giới tổ tiên. Bài khèn tắt thở có nội dung tương tự “bài ca chỉ đường”.

* Lễ đuổi giặc

Một số dòng họ người H'Mông còn tổ chức lễ đuổi giặc ba lần trong một ngày. Đồng bào quan niệm người H'Mông xưa kia bị giặc Hán xua đuổi, khi chết ma của giặc cũng tấn công. Do đó đã xuất hiện lễ đuổi giặc, bảo vệ hồn người chết ba lần trong một ngày. Đội hình đuổi giặc gồm 7 hoặc 9 người tuỳ theo người chết là nam hay nữ (nam chết có 7 người chạy 7 vòng, nữ chết có 9 người chạy theo 9 vòng). Người chạy trước cầm đuốc, người chạy sau cầm gậy, tiếp đến là những người cầm dao, súng, mác… Chạy được một vòng, người bắn súng phải bắn một phát súng, người cầm

tù và phải rúc lên một hồi. Hướng chạy vòng tròn phải chạy từ trái qua phải. Tiếng tù và rúc, tiếng chân người chạy rầm rập tạo thành âm thanh náo động đầy hào hứng.

* Lễ viếng

Người H'Mông rất coi trọng lễ viếng. Người viếng tuỳ ân tình với người chết mà đồ phúng viếng nhiều hay ít. Bình thường gồm một “sinh” ngô, 5 lít rượu, giấy vàng hương. Nếu người chết khi còn sống cho con gái một con trâu thì con rể phải dắt trâu đến viếng. Gia đình thông gia phía con gái thường viếng 2 con gà, một cây tiền “xùa tơ” bằng giấy màu. Cây tiền

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w