Truyện cổ tích.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 60 - 66)

Là loại hình khá phổ biến trong văn học dân tộc Mông, có nội dung khá phong phú với 3 thể loại:

+ Truyện cổ tích động vật. + Truyện cổ tích thần kỳ.

+ Truyện cổ tích sinh hoạt xã hội.

Hệ thống nhân vật trong các thể loại không giống nhau (các loài vật trong truyện cổ tích loài vật, các dũng sĩ tài ba, các chàng trai mồ côi tốt bụng cùng các thế lực hiểm ác trong truyện cổ tích thần kỳ, những con người bình dị trong truyện cổ tích sinh hoạt xã hội song đều mang nội dung phản ánh là lý giải nguồn gốc, đặc điểm các loài động vật đồng thời giải thích các nghi lễ tín ngưỡng của các dòng họ, ca ngợi công lao của các chàng dũng sĩ, nói lên ước vọng chinh phục tự nhiên của con người qua sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, phản ánh các mối quan hệ xã hội và sinh

hoạt thường ngày của dân tộc Mông). Với những nội dung phản ánh đó người Mông đã thể hiện lòng mong mỏi vươn tới một cuộc sống với đầy đủ các giá trị chân, thiện, mỹ.

2.4.3.Tục ngữ

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian hình thành từ sự đúc kết các tri thức và kinh nghiệm sống của con người. Thông qua quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên và tích luỹ tri thức từ trong cuộc sống, con người đã đi tới những kết luận mạng ý nghĩa răn đời và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đã tổng kết được đó. Tục ngữ của người H'Mông ở Mù Cang Chải tập trung vào 5 chủ đề:

+ Tục ngữ hiểu biết về thời tiết: 1. Trời râm thời tiết thay đổi

Mây thấp trời nắng, mây cao trời rét.

2. Gà lên chuồng sớm trời sẽ nắng Gà lên chuồng muộn trời sẽ mưa 3. Vịt trời bay lên phía Bắc

Mùa xuân sắp đến

Vịt trời bay xuống phía Nam Mùa Đông đã về

+ Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất

1. Không có sấm chớp Mùa màng không chin

2. Đất pha cát không ưa bón phân Kẻ lười biếng sao cớ miếng để ăn 3. Mạ nảy mầm sợ hạn hán

Mùa thu hoạch sợ trời mưa

+ Tục ngữ răn đời:

Cha chết còn con cái

2. Gái đa tình làm không được mặc Trai đa tình làm không được ăn

3. Chín ngôi sao sang không bằng một mặt trăng

Chín con trai kinh nghiệm không bằng một người cha

+ Tục ngữ về quan hệ xã hội:

1. Bạn tốt tráng một quả trứng ăn không hết Bạn xấu mổ trâu ăn không đủ

2. Giàu chớ khinh nghèo Nghèo chớ khinh chết 3. Sông sâu có thể dò được Kẻ thâm độc sao dò được

+ Tục ngữ về quan hệ gia đình:

1. Vũ trụ sinh trời đất

Nghĩa vợ chồng trăm năm

2. Thịt muốn ngon phải tra vừa muối

Con muốn ngoan phải thường xuyên giáo dục 3. Thương vợ thương con mới là đàn ông khéo Thương cha thương mẹ mới là con có hiếu Thương vợ thương con mới là người bố khôn Thương cha thương mẹ mới là con có thảo

2.4.4. Dân ca.

Dân ca là những bài hát được lưu truyền trong dân gian do nhân dân lao động sáng tác và ngày càng ăn sâu vào đời sống tinh thần dân tộc H'Mông, đặc điểm nổi bật của dân ca H'Mông là thông qua làn điệu dân ca, niềm hạnh phúc và nỗi đau khổ của con người được bộc lộ với ý nghĩa là sự giải tỏa những tâm sự sâu kín trong tâm trạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo sự phân loại của các nhà nghiên cứu thì ở vùng người H'Mông Mù Cang Chải hiện nay, kho tàng dân ca vẫn còn khá phong phú về nội dung và được phân loại theo 3 chủ đề sau:

+ Dân ca giao duyên:

Là những bài hát về tình yêu nam nữ được người Mông sử dụng với ý nghĩa là lời tỏ tình, thề thốt và khẳng định tình yêu đối với bạn tình. Các chàng trai thường sử dụng các bài hát giao duyên trong các phiên chợ tình hay trong các buổi lao động sản xuất để ướm lòng cô gái mà mình yêu, qua bài dân ca lời tỏ tình của chàng trai Mông trở nên tề nhị và kín đáo:

“Ta mua gói thuốc gửi tới ai mà chưa dám gửi Đành để gói thuốc hả hơi

Ta mua gói thuốc chuyển tới ai mà chưa dám chuyển Đành để gói thuốc nhạt khói” [10;159]

Không chỉ dừng ở đó, các bài dân ca còn phản ánh sự lãng mạn nhưng cũng rất mãn liệt trong tình yêu của con người dân tộc Mông:

“Gió về thổi lá cây trong khe Nếu ta là hạt mưa sương Ta xin tan trên bàn tay nàng

Gió thổi lật lá cây nghiêng ngả bên suối Nếu ta là hạt mưa sương

Ta xin tan dưới bàn chân nàng” [10;159] Và:

“Vì tờ giấy tổ tiên của cha mẹ không cho đôi ta sum vầy Em hãy cùng anh chịu nắng chịu gió

Mồ hôi vã không ngại, giá rét không nản Ta chạy xuống vùng dưới

Với tình yêu lãng mạn và mãnh liệt đó trai gái người H'Mông mong muốn có một cuộc sống lứa đôi đầm ấm và thuỷ chung:

“Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy áo

Đầu nhà là nơi anh ngồi thổi sáo múa khèn” [10;150]

Tuy nhiên ở nhiều trường hợp tình yêu của các đôi trai gái gặp nhiều trắc trở do áp lực gia đình, sức ép của xã hội hoặc sự thay đổi lòng dạ của con người, khi đó bài dân ca như là lời trách móc, sự tiếc nuối và lòng oán hận:

“Ai bẻ gãy vòng đồng nhẫn bạc tay ta trao Nên phải đuổi theo

Ai bẻ gãy vòng đồng nhẫn bạc tay ta đưa Nên ta phải đuổi theo

Sao em nỡ cầm dao cắt đứt sợi dây lưng trước đây ta tặng Khiến ta đành ra về không thể trở lại đây” [10;148]

Như vậy, trong cuộc sống của người Mông dân ca dao duyên là lời nói của tình yêu, là hình thức thể hiện tình cảm nam nữ trong đó luôn đề cao tình yêu chân chính, coi trọng lòng chung thuỷ, hạnh phúc gia đình và những khát vọng đẹp về tình yêu.

+ Dân ca than thân: Là những bài hát phản ánh nỗi cực khổ của những người có số phận bất hạnh như người mồ côi, người làm dâu, lời khóc than thân tủi phận của họ như những tiếng kêu ai oán não nùng.

“Mồ côi không cha, không mẹ, không anh, không chị Ngày không có chỗ trú, đêm không có chỗ ngủ

Mặt trời mọc mồ côi theo mặt trời mà khóc

Mặt trời lặn mồ côi theo mặt trời mà than” [10;32]

Trong xã hội phụ quyền vai trò của nữ giới bị coi nhẹ song lại là người vất vả nhất với gánh nặng cuộc sống và những tập tục đè nặng trên vai. “Tiếng hát làm dâu là tiếng hát thấm đẫm nước mắt khóc than cho cảnh sống cùng cực, than cho thân phận làm dâu, nguyền rủa sự bất công của xã

hội, đồng thời là tiếng hát căm phẫn, phản ánh xã hội…” [30;134]. Sống trong nỗi khổ cùng cực đó, người phụ nữ Mông mong muốn được giải thoát để quyên đi những tháng ngày đau khổ, tìm một chút tự do trong cuộc sống:

“Nếu con biết sinh biết hóa

Con biến thành con bướm nhởn nhơ trên ruộng mạ

Để đi tìm chồng khác mới quên được con đường này nắng bỏng” [10;224] Tuy nhiên, người phụ nữ Mông khó có thể thoát ra khỏi những nỗi khổ đó vì sự ràng buộc của tục lệ xã hội, giải pháp tự thoát mang tính tiêu cực được đề ra và nó nói lên sự bè tắc cảu người phụ nữ Mông trong cuộc sống:

Em ơi chị ngắt lá thuốc độc, thuốc đắng thật đắng Đưa lên mồm. nuốt ực cho nát quách lá gan

Chị ngắt lá thuốc độc, thuốc cay thật cay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa lên miệng nuốt ực cho nát quách buồng tim” [10;227] Như vậy: “dân ca than thân là những tiếng khóc than trước cảnh đời khổ cực và ngang trái, là nỗi đau ai oán của người mồ côi, nỗi u uất cơ cực của người làm dâu” [30;133].

+ Dân ca gắn liền với nghi lễ, phong tục gia đình: Là những bài hát được sử dụng trong các nghi lễ gắn liền với vòng đời của người Mông, nội dung của lời bài hát ở mỗi nghi lễ mang ý nghĩa phù hợp với mục đích của buổi lễ đó song đều phản ánh những mạng ước của con người. lời hát trong lễ gọi hồn cho trẻ sơ sinh là sự cầu mang cho đưa trẻ khỏe mạnh, lớn khôn:

“Này bé ngoan ta ơi Đừng giãy đừng đạp Bé ơi đừng hờn

Bé lớn nhanh thành quả đồi”

Ý nghĩa hơn, những lời hát ru đó như là những giọt nước đầu tiên của dòng suối dân ca mang tình cảm của cộng đồng trao cho thành viên mới và tín hiẹu để nhận biết mã văn hóa tộc người của dân tộc Mông.

Trong lễ cưới lời hát của bài dân ca là lời chúc mừng hạnh phúc của cả cộng đồng cho đôi vợ chồng trẻ bên nhau mãi mãi:

“Chúc cho cô dâu chú rể, dôi lứa kết duyên chồng vợ Chú rể đẹp thật đẹp

Gái giỏi trai tài

Chú rể cô dâu lứa đôi thật là đẹp đôi” [10;191]

Trong tang lễ nội dung bài dân ca vừa là sự tiếc thương, ghi nhớ công lao của người đã chết vừa như là sự dẫn dắt đưa đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên:

“Bố chết nằm trong săng gan con cắt từng khúc Bố chết nằm trong ván tim con cắt từng đoạn”

Trong suốt chặng đường đời của người Mông dân ca đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của họ, là lời ru ngọt ngào nâng giấc em bè Mông, là lời tỏ tình của chàng trai cô gái, lời chúc trong đám cưới, là tiếng thở dài của những số phận bi thương, tiếng khóc tiễn đưa người chết, tất cả những lời nói đó làm nên một dân ca Mông đằm thắm mà bi ai, trong đó tiếng cười xen tiếng khóc, đó là sắc thái độc đáo của dân ca H'Mông.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 60 - 66)