Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần phải gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 88)

phát triển kinh tế - xã hội

Đời sống văn hóa tinh thần có mối quan hệ mật thiết với đời sống vật chất. Con người muốn tồn tại được, bắt buộc phải sản xuất vật chất nhưng con người còn có nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần. Vì thế con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần để vừa đáp ứng nhu cầu của “Người”, vừa thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển. Cả sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần đều được thực hiện nhờ hoạt động của con người và vì con người. Đời sống tinh thần chỉ được bảo đảm nhờ các phương tiện vật chất. Đời sống vật chất chi phối mạnh mẽ cả khâu sản xuất bảo quản, phổ biến, tiêu thụ của đời sống tinh thần. Vì vậy khi nâng cao đời sống tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm kinh tế, xã hội H'Mông. Kinh tế xã hội H'Mông ở đây còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, chậm phát triển nên không thể xây dựng những chỉ tiêu, kế hoạch, không thể đặt ra những yêu cầu quá cao về sản xuất và tiêu dùng tinh thần.

Một trong những nguyên nhân các yếu tố văn hóa mới thâm nhập vào đời sống văn hóa tinh thần H'Mông còn rất hạn chế là do kinh tế xã hội vùng người H'Mông chậm phát triển. Vì vậy, muốn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở vùng người H'Mông đòi hỏi phải có những giải pháp phát triển kinh tế xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi trọng sản xuất hàng hóa, tổ chức định canh, định cư… Có phát triển kinh tế, người H'Mông mới xuất hiện nhu cầu tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, đồng thời mới có điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa này. Do đó, văn hóa muốn phát triển nâng cao đòi hỏi phải gắn liền với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w