Âm nhạc truyền thống.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 66 - 68)

Mặc dù cư trú ở vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cuộc sống thường ngày rất vất vả song đồng bào H'Mông ở đây lại rất say mê âm nhạc, ca hát và nhảy múa. họ đã sáng tạo ra một nền âm nhạc dân gian rất đặc sắc với những giai điệu và cách thể hiện của riêng mình.

Nhạc cụ truyền thống của người H'Mông khá đa dạng với các loại như: sáo trúc, khèn môi, khèn sáu ống, gậy xênh tiền, nhị, đàn môi trong đó cây sao với chiếc khèn chỉ qua khả năng sử dụng của người Mông mới thực sự trở thành một loại nhạc cụ tiêu biểu của vùng cao.

+ Cây sáo là nhạc cụ dân gian lâu đời được lưu truyền qua các thế hệ người mông, sáo Mông có nhiều loại to, nhỏ do đó có độ âm thanh cao thấp khác nhau. tiếng sáo Mông có âm thanh đặc biệt khi lên cao có giai điệu như tiếng gió tiếng chim, lúc xuống trầm có âm điệu điệu thủ thỉ, dập dìu sâu lắng, âm thanh của sáo Mông rất phong phú, ở những âm cao thì trong sáng, ở những âm thấp thì trầm đục và mang âm sắc núi rừng hoang dã, là một nhạc cụ độc đáo được nam nữ thanh niên người Mông sử dụng để giao duyên, trai gái người Mông khi tâm tình không cần lời nói mà chỉ qua tiếng sáo để hiểu long nhau, dân ca Mông có câu:

“Trai Mông không biết thổi sáo khó lấy vợ

Gái Mông không biết gảy đàn môi khó lấy chồng”

với vai trò như vậy, cây sáo là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tình cảm của người Mông.

+ Chiếc khèn là một nhạc cụ truyền thống và độc đáo của người Mông, sự ra đời của cây khèn Mông gắn liền với câu chuyện về sự đoàn kết gia đình (thể hiện qua 6 ống sáo). Cây khèn Mông được cấu tạo 2 bộ phận chính: phần ống thổi, phần bầu khèn và phần ống sáo. Để có được một cây khèn đẹp với âm chuẩn người thợ làm khèn phải hết sức khéo léo trong kỹ thuật gia công và hiểu rõ nguyên lý tạo âm của cây khèn.

Cây khèn Mông có hai loại: loại khèn to dùng trong tang lễ, loại khèn vừa và nhỏ dùng trong lễ hội vui chơi. Nội dung của bài khèn được sử dụng gắn liền với tình từng huống sinh hoạt và phải trải qua từng bước tuần tự. Để hiểu hết nội dung của các bài khèn và sử dụng cây khèn kết hợp vừa thổi khèn vừa múa khèn thì người con trai H'Mông phải trải qua một quá trình tập luyện lâu dài và kiên trì vì các động tác múa rất khó và không thống nhất, điều đặc biệt là trong khi múa tiếng khèn không được đứt quãng.

Chính vì vậy múa khèn được coi là môn tài tử cao sang nhất và dường như người H'Mông đã đưa múa khèn trở thành một nghệ thuật trong nền âm nhạc dân gian của mình.

Cùng với các loại nhạc cụ độc đáo đó người H'Mông ở Mù Cang Chải còn có các điệu múa, bài hát mang bản sắc riêng như múa xoè, múa ô, hát ống…với nội dung ca ngợi cuộc sống, tình yêu nam nữ. trong lễ hội truyền thống tiếng hát và điệu múa là hình thức giải trí sau những tháng ngày lao động vất vả đồng thời là cách thức tỏ tình, tìm hiểu của nam nữ người H'Mông.

Tiếng nhạc, điệu múa, bài ca của người Mông đều xuất phát khung cảnh núi rừng vùng cao, phản ánh tâm tư tình cảm và khát vọng cuộc sống của người H'Mông, tuy dân dã song rất độc đáo và đặc sắc làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w