Nâng cao trình độ dân trí

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 88 - 91)

Người H'Mông muốn tiếp cận với văn hóa mới phải nâng cao được dân trí. Nâng cao dân trí là nâng cao điều kiện chủ quan để đón nhận và sử dụng những thành tựu văn hóa mới. Dân trí trở thành một động lực quyết định đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao. Vì vậy nâng cao dân trí vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển sự nghiệp văn hóa ở vùng người H'Mông.

Trong tình trạng người H'Mông có trình độ dân trí thấp như hiện nay thì nâng cao dân trí trở thành nhu cầu cấp bách. Ở Mù Cang Chải trình độ học vấn của người HMông rất thấp, tỷ lệ số người dân biết đọc biết viết vào loại thấp nhất toàn quốc. Người H'Mông là dân tộc ở Mù Cang Chải có tỷ lệ người dân từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường cao nhất huyện. (Xem biểu 1).

Biểu 1: Tỷ lệ dân số các dân tộc Mù Cang Chải từ 5 tuổi trở lên chưa đến trường ĐV: % STT Dân tộc Tỷ lệ Tỷ lệ nữ 1. Việt (Kinh) 7,0 9,8 2. Tày 20,0 25,1 3. Nùng 21,1 27,1 4. Giáy 15,5 18,5 5. Thái 30,7 38,9 6. Kháng 33,5 48,9 7. Dao 50,0 71,3 8. Phù lá 43,8 37,2 9. HMông 62,16 78,08 Nguồn: [16;83]

So với các huyện khác tập trung nhiều dân tộc H'Mông trong tỉnh Yên Bái, tỷ lệ người HMông ở Mù Cang Chải không đến trường vào loại cao nhất (biểu 2).

trường ở Mù Cang Chải so với các huyện đông người H'Mông.(Đơn vị:%) Huyện Tỷ lệ người dân chưa đến trường

Mù Cang Chải 62,16

Trạm Tấu 57,97

Văn Chấn 51,9

Nguồn [16;87]

Như vậy tỷ người H'Mông mù chữ ở Mù Cang Chải rất cao. Song ngay cả những người đã đến trường học trình độ học vấn của họ cũng ở mức rất thấp. Vì vậy để nâng cao trình độ học vấn cho đông bào H'Mông ở đây đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ. Trình độ học vấn thấp do các nguyên nhân về kinh tế - xã hội – văn hóa chi phối. Gia đình người H'Mông là một đơn vị kinh tế có sự phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi rất chặt chẽ. Trẻ em người H'Mông trở thành một lao động phụ không thể thiếu được trong đơn vị kinh tế gia đình, do đó trẻ em ít có điều kiện đến trường học. Mặt khác, trong kinh tế nương rẫy truyền thống, lao động cơ bắp là chủ yếu, nên càng ít có nhu cầu dùng chữ. Học kiến thức văn hóa là tiếp xúc với yếu tố văn hóa hoàn toàn mới, trẻ em H'Mông càng khó tiếp thu, dễ bỏ học. Do đó, muốn nâng cao trình độ dân trí của người H'Mông cần có những giải pháp mang tính chất tổng thể cả về kinh tế văn hóa xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng khả năng giao tiếp…). Bên cạnh giải pháp này, nhiệm vụ trước mắt để nâng cao dân trí người H'Mông ở Mù Cang Chải là đẩy mạnh các hoạt động văn hóa: tăng cường tuyên truyền kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật (kỹ thuật thâm canh ngô cao sản, mận tam hoa…), về luật pháp… đồng thời đầu tư xóa nạn mù chữ với mục tiêu “mỗi gia đình người H'Mông ít nhất phải có một người biết chữ”, tiến tới phấn đấu xóa nạn mù chữ; tập trung hoàn thành phổ cập giáo dục cho cán bộ chủ chốt ở cấp xã, đảm bảo 100% cán bộ cấp xã, thôn bản biết đọc biết viết. Hiện nay,

tập và trưởng thành tại các trường nội trú. Vì vậy cần coi trọng vấn đề xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 88 - 91)