Tăng cường đầu tư kinh phí cho sự nghiệp nâng cao đời văn hoá tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 98 - 104)

hoá tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải.

Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần ở vùng đồng bào H'Mông nơi đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của chính phủ và chính quyền các cấp. Với nhận thức con người là tài sản quốc gia lớn nhất, các nước trong khu vực đều tăng cường đầu tư cho con người trong đó có lĩnh vực văn

hoá. Ở nước ta, trong những năm gần đây đã chú trọng đầu tư cho ngành văn hoá thông tin ở vùng cao. Nhưng tỉ lệ đầu tư còn thấp chỉ chiếm dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân. Do tiêu chí lấy số dân là cơ sở đầu tư nên sự đầu tư của nhà nước với văn hoá càng thấp (dù tỉ lệ đầu tư cho mỗi người dân vùng cao được tăng lên đến 3.600đ/người/năm. Chi phí cho một hoạt động văn hoá ở vùng cao lớn hơn gấp nhiều lần so với vùng đồng bằng, số dân vùng cao lại càng ít, địa bàn vùng cao rất rộng nên chi kinh phí theo số dân là không thích hợp.

Xác định văn hoá là một động lực, là khu vực sản xuất (chứ không phải là phi sản xuất) đòi hỏi phải được thể chế hoá thành các chế độ, luật định, trong đó quan trọng nhất là chế độ đầu tư, tài trợ. Các sản phẩm văn hoá mới như điện ảnh, sách báo…. đến tay người tiêu dùng phải chi phí quá lớn (vì giao thông khó khăn, chi phí vận chuyển quá cao…). Một buổi chiếu phim ở các thôn bản cách huyện lỵ 10km phải chi phí tới và trăm nghìn đồng nhưng nếu có tổ chức bán vé chưa chắc đã thu được 10.000 đồng. Mặt khác các sản phẩm văn hoá này là sản phẩm văn hoá của văn hoá công nghiệp, chỉ thích hợp với thị trường có công chúng có nếp sống công nghiệp (đô thị) với sản xuất hàng hoá phát triển. Còn ở Mù Cang Chải – nơi chưa có kinh tế hàng hoá, mọi sản phẩm văn hoá khó trở thành hàng hoá. Vì vậy, ở đây chưa hình thành thị trường văn hoá. Nguồn thu thông qua văn hoá không đáng kể, nhưng cái “lãi” lớn nhất là văn hoá đã đến được với công chúng. Do đó cần có chính sách đầu tư thích đáng cho các hoạt động văn hoá ở vùng cao. Đầu tư cả khâu sản xuất, phổ biến các sản phẩm văn hoá, đầu tư cả khâu đào tạo cán bộ, xây dựng các thiết chế văn hoá.

Ngoài nguồn tài trợ của nhà nước, cần tranh thủ nhiều nguồn tài trợ, theo hướng đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho văn hoá. Đó là nguồn kinh phí của nhân dân đóng góp và tự nhân dân lo liệu. Văn hoá (nhất là văn hoá dân gian) là hoạt động sáng tạo của đông đảo quần chúng. Nhân dân vừa là

tác giả, vừa là diễn viên, đồng thời cũng là người tổ chức các hoạt động văn hoá. Dù nghèo nhưng khi làng bản tổ chức lễ hội, tổ chức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, mọi gia đình đều hào hứng tham gia. Mặt khác, với sự năng động của ngành văn hoá, và các cấp chính quyền địa phương, ở nhiều nơi còn tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ xây dựng các thiết chế văn hoá, bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.

Bên cạnh vấn đề kinh phí phải được thể chế hoá còn cần chú trọng xây dựng các quỹ phát triển văn hoá ở vùng cao, quỹ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, quỹ đào tạo tài năng trẻ người dân tộc thiểu số… Đặc biệt, văn hoá muốn trở thành động lực, còn cần thể chế hoá các hoạt động văn hoá thành văn bản luật.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở sưu tầm, nghiên cứu tư liệu về hệ thống các giá trị trong đời sống văn hóa của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái khóa luận đi đến một số kết luận sau:

Thứ nhất, đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải là một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội, đời sống văn hóa tinh thần bao gồm nhiều loại hình văn hóa. Đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông ở Mù Cang Chải vận động và phát triển thông qua các khâu sản xuất, nhu cầu, phổ biến và tiêu dùng văn hóa, là quá trình sản xuất và tái sản xuất không ngừng các giá trị văn hóa tinh thần. Các lĩnh vực, các quá trình này có mối liên hệ qua lại, gắn bó và thúc đẩy lẫn nhau. Đời sống văn hóa tinh thần vừa là sự phản ánh, vừa tác động tích cực trở lại đời sống vật chất của xã hội H'Mông.

Thứ hai, văn hóa tinh thần truyền thống HMông ở Mù Cang Chải là một hệ thống phong phú và đồng bộ. Văn hóa tinh thần H'Mông truyền thống có các thành tố chủ yếu là tín ngưỡng – tôn giáo - lễ thức, ngôn ngữ, văn học dân gian. Mỗi thành tố này lại có các tiểu loại hình khác nhau. Văn hóa tinh thần truyền thống H'Mông gắn bó chặt chẽ với các hoạt động văn hoá đời sống thường ngày của nhân dân. Văn hóa tinh thần H'Mông phản ánh khát vọng bảo tồn dân tộc. Khát vọng bảo vệ sự sinh tồn dân tộc trở thành một “hằng số” [ 30;243]trong lịch sử. Từ giá trị căn bản là bảo vệ sinh tồn của dân tộc, người H'Mông luôn đề cao giá trị cố kết cộng đồng nhất là cộng đồng dòng họ. Văn hóa tinh thần H'Mông là bức tranh phản ánh kinh tế - xã hội tộc người. Đồng thời văn hóa tinh thần H'Mông còn là nguồn sử liệu quan trọng nghiên cứu nguồn gốc lịch sử, quá trình phát triển, di cư và đấu tranh bảo tồn bản sắc dân tộc H'Mông. Phát triển những yếu tố văn hóa có nguồn gốc Đông Nam Á thể hiện trong văn hóa tinh thần

H'Mông (cả về ngôn ngữ và phong tục). Văn hóa tinh thần H'Mông giàu giá trị nhân văn và thẩm mĩ.

Thứ ba, hiện nay đời sống văn hóa tinh thần người H'Mông ở Mù Cang Chải xuất hiện thêm nhiều yếu tố văn hóa mới: điện ảnh, thông tin đại chúng, sách báo… Ở các huyện đã hình thành cả bộ máy tổ chức và lực lượng chuyên nghiệp lo đời sống văn hóa tinh thần. Nhưng đời sống văn hóa tinh thần người H'Mông vẫn đơn điệu, mức hưởng thụ văn hóa của người dân còn thấp, khả năng sáng tạo của người dân chưa được phát huy. Một số nơi, có xu hướng cực đoan chối bỏ văn hóa truyền thống, bỏ tín ngưỡng truyền thống ồ ạt tin và theo “Vàng Chứ”, tiếp thu Ki tô giáo, đạo Tin lành… Một số nơi, nhân dân thì đói văn hóa còn thiết chế văn hóa (thư viện, nhà văn hóa…) lại không phát huy một cách hiệu quả. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng có nguyên nhân quan trọng nhất là không đánh giá được vai trò vị trí và tác dụng của văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần người H'Mông, chưa xử lý một cách khoa học vấn đề quan hệ truyền thống và hiện đại trong việc phát triển văn hóa.

Văn hóa truyền thống H'Mông (thực chất là văn hóa dân gian) vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần người H'Mông. Người H'Mông có tới 99.1% dân số là nông dân. Xã hội H'Mông vẫn là một xã hội nông nghiệp truyền thống mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Trong xã hội HMông, ý thức cộng đồng vẫn chi phối nếp sống người H'Mông. Vì vậy mà văn hóa dân gian vẫn là nguồn chủ đạo của đời sống văn hóa tinh thần người H'Mông. Nó chi phối mọi quá trình sản xuất, nhu cầu, phổ biến và tiêu dùng văn hóa ở xã hội người H'Mông. Nhưng suốt một thời gian dài ta chưa đánh giá đúng vai trò của văn hóa dân gian dẫn đến những biện pháp cực đoan: cấm lễ hội và một số lễ thức vì quan niệm đó là mê tín, cưỡng chế cải tạo thầy cúng, coi nhẹ các sinh hoạt văn hóa dân gian. Ngành văn hóa thông tin chỉ quan tâm đến một chiều: đưa văn hóa mới, văn hóa

chuyên nghiệp xuống cơ sở phục vụ nhân dân mà ít quan tâm đến các hoạt động văn hóa dân gian. Chủ trương này kìm hãm ý thức tự sáng tạo, tự tổ chức lấy hoạt động văn hóa của quần chúng, mặt khác lại tạo ra nếp sống thụ động chờ đợi, chỉ đòi hỏi được hưởng thụ văn hóa. Người dân không còn là chủ thể sáng tạo văn hóa mà là công chúng thụ động đón chờ những sản phẩm văn hóa mới do Nhà nước đem đến. Đó là một thực tế khiến các nhà quan tâm đến văn hoá không thể bỏ qua, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương, cũng như của chính những người dân đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc mình.

Đồng bào dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải ngày nay tự hào về những thành tựu, những giá trị văn hoá đã đạt được, đồng thời cũng cố gắng phát huy tiềm năng của dân tộc mình. Họ cùng chung lưng đấu cật xây dựng Mù Cang Chải ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn. Trong đó giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có một vai trò quan trọng, nó góp phần xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu luận văn Đời sống văn hóa tinh thần của người H''Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w