Đánh giá thực trạng làng nghề ở Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 64 - 72)

- Trong đó: làng nghề truyền thống

06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản

2.3.6. Đánh giá thực trạng làng nghề ở Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

2.3.6.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

* Kết quả đạt được: Giai đoạn 2010 - 2014, làng nghề ở Hà Tĩnh phát triển tương đối nhanh, đạt được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh; thể hiện ở một số thành tựu nổi bật sau:

Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Giá trị sản xuất của các làng nghề đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn, giá trị sản xuất trong các làng nghề hàng năm đạt khoảng 177,624 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn bình quân đạt 7,2%/năm cả giai đoạn 2010 - 2014. Trong đó giá trị sản xuất đồ gỗ thuộc ngành nghề nông thôn năm 2010 đạt trên 135 tỷ đồng, trong đó các làng nghề sản xuất đồ mộc đạt trên 100 tỷ đồng, gỗ xẻ đạt xấp xỉ 35 tỷ đồng; Giá trị sản lượng hàng hóa hàng nghề mây tre đan hàng năm năm đạt trên 73,1 tỷ đồng; Giá trị sản phẩm hàng hóa sản phẩm chiếu cói, nón lá đạt đạt 1.374,8 triệu đồng; Giá trị sản lượng năm 2010 đối với các sản phẩm nghề rèn, đúc đạt trên 27 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt từ 45 - 60 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên. Do đó, làng nghề đã góp phần vào tốc độ tăng trởng GDP hàng năm của tỉnh và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Ở những vùng ngành nghề phát triển, thu nhập và đời sống của hộ dân tăng đồng thời cũng tạo ra nguồn tích lũy cho ngân sách địa phương, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải tạo và phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Sự phát triển làng nghề đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ, vận tải, thương mại, thông tin... hình thành nên ở nông thôn các trung tâm giao dịch buôn

bán, thương mại, trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng phát triển, từng bước được đô thị hóa qua việc tạo thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút được một lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn năm 2010 các làng nghề đã tạo việc làm cho 2.660 lao động chuyên và 3.225 lao động kiêm. Đặc biệt là sự phát triển nhanh của các ngành nghề dịch vụ đã giải quyết được nhiều lao động nhất, năm 2014, có trên 10.000 hộ, với hơn 21.000 người tham gia. Một số nghề, làng nghề đã sử dụng một cách tối đa đối với lực lượng lao động nông nhàn, góp phần hạn chế việc di dân, các tiêu cực của xã hội, giải quyết việc làm cho các vùng bị thu hồi đất.

Làng nghề phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn, các dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Các loại hình như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, Tổ hợp tác… phát triển; hiện nay ở Hà Tĩnh đã có những doanh nghiệp vận tải lớn hoạt động có hiệu quả nhờ đi lên từ các hoạt động dịch vụ phục vụ khu vực nông thôn như DN vận tải Thông Thủy; Doanh nghiệp tư nhân Hoành Sơn với xuất phát là việc cung cấp phân bón, vôi và các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp cho khu vực nông thôn. Ngoài lao động thường xuyên tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, trong các làng nghề còn thu hút nhiều lao động nông nhàn, đặc biệt ở một số nghề như: Ở các làng mộc có khoảng 1.880 lao động kiêm và lao động chuyên; đối với các nghề mây tre đan, móc sợi, dệt... có khoảng 390 hộ kiêm với hơn 890 lao động kiêm; đối với lĩnh vực sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống có trên 400 hộ, với hơn 770 lao động chủ yếu là lao động kiêm. Mỗi hộ gia đình làm nghề bình quân tạo việc làm cho 3 - 5 lao động, mỗi làng nghề có thể thu hút được 50 - 60 % lực lượng lao động của làng. Nhờ đó tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn năm 2010 là trên 80%.

Thu nhập của lao động trong các làng nghề ở Hà Tĩnh nhìn chung còn thấp. Năm 2010 cho thấy, thu nhập bình quân lao động (theo giá hiện hành) đạt 22 triệu đồng/người/năm. Tuy vậy thu nhập của người lao động ngành nghề cao gấp 1,2 - 3 lần so với lao động thuần nông. Do đó làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có ngành nghề nông thôn phát triển thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh.

Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Việc khôi phục các nghề truyền thống và du nhập, phát triển các nghề mới đã làm cho sản phẩm trên thị trường Hà Tĩnh thêm phong phú, đa dạng. Về sản phẩm tiêu dùng có bún, bánh, kẹo, miến, giò chả, rượu, gia súc, gia cầm giết mổ tập trung, nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, bột cá, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, đồ mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ,... Về sản phẩm phục vụ sản xuất có tàu thuyền gỗ, dịch vụ cơ khí nhỏ,... Về sản phẩm phục vụ xây dựng như vật liệu xây dựng có nung và không nung phát triển, đá ốp lát, đá xây dựng,... Về nguyên liệu phục vụ sản xuất có gỗ xẻ, song mây, tre mét, lùng,… Ngoài ra các ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển khá đa dạng như vận tải nội bộ xã, liên xã; xây dựng dân dụng; dịch vụ sản xuất nông nghiệp như cơ giới hoá làm đất và thu hoạch, cung ứng vật tư, giống cây trồng, thú y, bảo vệ thực vật; dịch vụ tư vấn sản xuất, đào tạo nghề và truyền nghề… Sự phát triển của ngành nghề nông thôn, của làng nghề đã góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp.

Góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế. Xuất phát từ một vùng quê nghèo, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, người dân chúng ta vốn có thói quen làm ăn nhỏ, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Từ đó chi phối đến tư

duy, hoạt động, lối sống mang tính chất của người sản xuất nhỏ. Nó được biểu hiện qua một số mặt như: cách nhận thức và lối suy nghĩ của người dân thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu tính lo-gich, mang nặng lối tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa, thường chỉ thấy cái trước mắt, không nhìn xa, trông rộng, bảo thủ, ngại đổi mới, ít sáng tạo...; sống thiên về tình mà coi nhẹ về lý, “dĩ hoà vi quý”, “một điều nhịn, chín điều lành”, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm, an phận thủ thường, có xu hướng bình quân chủ nghĩa,... Trong sản xuất họ thường có tâm lý tư lợi, tích cóp, dè xẻn, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình, cục bộ địa phương, tuỳ tiện, vô nguyên tắc,... Đặc biệt đối với Hà Tĩnh, một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, kinh tế kém phát triển. Hà Tĩnh vốn là tỉnh có nền kinh tế tự cung, tự cấp, kém phát triển hơn nhiều so với các tỉnh khác, bị ảnh hưởng lớn của kinh tế tự nhiên "gia trưởng" nên những đặc điểm về tư duy trên đây càng ảnh hưởng lớn, mặc dầu sau nhiều năm đổi mới đã có những tác động nhất định đối với nhận thức và tư duy của người dân.

Trong những năm qua làng nghề phát triển, mở rộng giao lưu trong vùng, trong tỉnh, trong nước, người dân Hà Tĩnh đã có điều kiện học hỏi, từ đó làm thay đổi nhiều về tư duy, nhận thức, nhất là về sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiều người đã mạnh dạn bỏ vốn tìm tòi, đi học tập, đầu tư sản xuất, mở mang ngành nghề. Do đó đã có nhiều nghề mới được du nhập, nhiều cơ sở sản xuất ra đời, số hộ làm nghề tăng nhanh...

* Nguyên nhân đạt được: Có được những thành tựu trong quá trình phát triển nghề, làng nghề ở Hà Tĩnh trong thời gian qua là nhờ có những nguyên chính sau đây:

Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa bằng nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển làng nghề. Năm

2008, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; năm 2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 73/NQ- HĐND ngày 28/12/2013 về việc phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo Quyết định 24, 11, 43, nay là Nghị quyết 90 và một số chính sách đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi lợn nái, phát triển bò thịt chất lượng cao, nuôi cá bơn, cá mú công nghệ cao...; chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh theo Nghị quyết 91; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 26, 23; quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 10, Nghị quyết số 114, chính sách hỗ trợ các xã về đích sớm, xã dưới 7 tiêu chí; chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng... Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu thực hiện Chương trình và ưu tiên ngân sách hàng năm; phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TTCN, xây dựng làng nghề, thành lập các Trường dạy nghề TTCN, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí phát triển nghề và làng nghề trong mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã tích cực xây dựng các chương trình, các đề án phát triển sản xuất, huy động mọi tiềm lực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Các huyện, thành, thị đã xây dựng đề án phát triển CN -TTCN và làng nghề. Một số địa phương ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị của cấp uỷ về phát triển TTCN và làng nghề như Thị xã Hồng

Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Kỳ Anh… Ngoài các chính sách của tỉnh, hầu hết các địa phương đã có những chính sách khuyến khích phát triển TTCN và xây dựng làng nghề trên địa bàn như Thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc...

Nhờ sự phát triển của kinh tế, những kết quả do nhiều chương trình đưa lại, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện, thuận tiện cho giao lưu buôn bán trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

2.3.6.2. Những yếu kém và nguyên nhân

* Những yếu kém, khó khăn: Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhưng sự phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh còn nhiều yếu kém, khó khăn đó là:

Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong các làng nghề phần lớn vẫn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu. Trên 80% cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề ở nông thôn sử dụng nhà ở làm cơ sở sản xuất.

Sản xuất thiếu ổn định do thiếu nguyên liệu. Những nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Mây tre, chiếu cói, lá nón đang ngày càng trở nên khan hiếm không đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong việc mở mang, truyền nghề, cấy nghề, cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa rộng rải và lan tỏa.

Chưa khai thác tốt thị trường trong nước và xuất khẩu. Kiểu dáng, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn kém, không đồng đều. Việc quảng bá các sản phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống chưa được chú ý đúng mức.

Chưa khai thác tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Công tác đào tạo, hướng dẫn, truyền nghề cho người lao động còn yếu. Môi trường ở một số làng nghề bị ô nhiễm, hạ tầng và dịch vụ yếu kém.

* Nguyên nhân khách quan: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề nông thôn ngày càng hiếm dần do việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp; xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi...

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, một số loại hàng hóa có cùng giá trị sử dụng đã thay thế hàng thủ công mỹ nghệ trước đây như chiếu cói, mũ nón, chăn nệm...; sự hội nhập thế giới cũng ảnh hưởng nhiều đến phát triển ngành nghề nông thôn, hàng hóa cùng loại được nhập từ ngoài vào với giá rẻ hơn đã chiếm lĩnh thị trường trong nước như hàng từ Trung Quốc, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Kinh tế xã hội ngày cáng phát triển kéo theo sự thay đổi sinh hoạt và tiêu dùng, nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng... trong lúc đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề ít được thay đổi.

* Nguyên nhân chủ quan: Ngành nghề nông thôn phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể chiếm lược lâu dài. Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách và giả pháp cụ thể (về cấp đất, vốn xây dựng hạ tầng cơ sở khu làng nghề tập trung, vay vốn ưu đãi, ưu tiên giảm thuế, đào tạo, thông tin thị trường...).

Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu hiện nay là hộ gia đình, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu và cơ sở sản xuất chế biến ngành nghề; chưa có sự liên doanh giữa các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch với cơ sở sản xuất ngành nghề, làng nghề.

Trình độ quản lý, tay nghề, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật thấp kém, chủ yếu sử dụng lao động thủ công được đào tạo thông qua lao động trực tiếp hoặc truyền nghề trong gia đình, ít có lao động được đào tạo qua trường lớp.

Chính sách của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích phát triển, còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ.

Ngành nghề nông thôn vẫn vốn là hoạt động nghề phụ kiêm làm nông nghiệp, người lao động phần lớn là nông dân.

Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển ngành nghề nông thôn.

2.3.6.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Trên cơ sở khảo sát về số lượng ngành nghề, sự phân bố làng nghề và triển vọng phát triển của từng ngành nghề mà có kế hoạch phát triển cụ thể.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các làng nghề đang phải đối phó trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã đó là vấn đề về vốn.

Hỗ trợ các làng nghề mở rộng thị trường, vấn đề tiếp cận thị trường mới có tầm quan trọng lớn đối với việc phát triển của làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w