nghề của tỉnh Nghệ An
Theo quy định tại Quyết định số 93/2006/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 về quy định tiêu chuẩn làng có nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nghệ
An; đến năm 2007, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh. Số lượng làng nghề được công nhận hàng năm có xu hướng tăng lên, trong đó tỷ lệ làng nghề truyền thống có xu hướng giảm, làng nghề mới có xu hướng tăng. Sự phân bố của các làng nghề không đều giữa các huyện, thành, giữa đồng bằng và miền núi. Toàn bộ làng nghề đều nằm ở các huyện vùng đồng bằng và miền núi thấp, các huyện nhiều là Nghi Lộc (14 làng), Quỳnh Lưu (11 làng), Diễn Châu (10 làng). Có một số xã, làng nghề phát triển mạnh như xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 8 làng nghề/11 làng của xã; xã Nghi Phong (Nghi Lộc) có 4 làng nghề/22 làng của xã. Phân 55 làng nghề theo cơ cấu ngành nghề thì có 13 nghề, trong đó nghề mây tre đan có số lượng làng nghề lớn nhất là 26/55 làng, chiếm 47,3%. Có những nghề chỉ có 1 làng nghề như nghề làm bánh đa, kẹo lạc, nghề nấu rượu cổ truyền, nghề làm giấy gió, nghề gạch ngói [30].
Các làng nghề ở Nghệ An hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp còn ít. Các sản phẩm làng nghề tại Nghệ An được tiêu thụ thông qua hai hình thức chủ yếu như: Hộ gia đình tự bán sản phẩm đến cho khách hàng. Hình thức này là phổ biến; thông qua các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề. Các sản phẩm của các làng nghề ở Nghệ An tiêu thụ chủ yếu như sau: Xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp; Các sản phẩm bún, bánh đa, kẹo lạc, rượu cổ truyền, chế biến nông sản chủ yếu tiêu thụ trong vùng, huyện lân cận, một số ít tiêu thụ trong tỉnh. Các sản phẩm nghề chế biến hải sản như nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, tương,... chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Một số ít phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch như Cửa Lò, khu di tích Kim Liên [30].
Làng nghề đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (Giai đoạn 2010 - 2013) tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cả tỉnh đạt trên 8,08%/năm. Năm 2013 cơ
cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng đạt 31,85%, nông nghiệp 25,42%, dịch vụ 42,74% [45].
Làng nghề phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn, các dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của tỉnh. Giai đoạn 2010-2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ngành nghề nông thôn tăng trưởng 25,28%. Trong đó nhóm sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chiếm 20 - 25% giá trị kim ngạch. Thị trường hàng hóa xuất khẩu của Nghệ An đã mở rộng trên 45 nước và vùng lãnh thổ, ngoài thị trường chủ yếu là các nước ASEAN, Đông Bắc Á thì đã vươn tới thị trường khu vực EU, Mỹ [29].
Trong những năm qua làng nghề phát triển, mở rộng giao lưu trong vùng, trong tỉnh, trong nước, người dân Nghệ An đã có điều kiện học hỏi, từ đó làm thay đổi nhiều về tư duy, nhận thức, nhất là về sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiều người đã mạnh dạn bỏ vốn tìm tòi, đi học tập, đầu tư sản xuất, mở mang ngành nghề. Do đó, đã có nhiều nghề mới được du nhập, nhiều cơ sở sản xuất ra đời, số hộ làm nghề tăng nhanh...