Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề và xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 89 - 95)

- Trong đó: làng nghề truyền thống

3.2.7.Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề và xây dựng nông thôn mớ

06 Ươm tơ 00 07Chế biến nông sản

3.2.7.Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề và xây dựng nông thôn mớ

xây dựng nông thôn mới

Quá trình phát triển ngành nghề và làng nghề thực chất cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Do vậy, việc phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, việc phát triển làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản lý và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước phải có những định hướng, thể chế, chính sách hỗ trợ cụ thể thì mới tạo điều kiện để làng nghề phát triển.

Chính sách khuyến khích, chú trọng phát triển các ngành nghề sản xuất ra sản phẩm mang hiệu quả kinh doanh cao như mặt hàng chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, chế biến thủy hải sản… Phát triển các mặt hàng truyền thống, ưu tiên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có phương án tổ chức sản xuất lâu dài tại nông thôn thuê đất và mặt bằng trong thời 50 năm, sau đó chuyển sang cho thuê với giá ưu đãi. Đối với các đơn vị, cá nhân được giao quyền sử dụng đất lâu dài được quyền thế chấp để vay vốn hoặc góp vốn liên doanh liên kết sản xuất. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở khu vực nghề và làng nghề tập trung.

Hàng năm UBND tỉnh Hà Tĩnh, cũng như các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cần giành một phần vốn ngân sách, từ các quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ

giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến công… để hỗ trợ phát triển làng nghề. Nghiên cứu để ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, HTX ở nông thôn. Hỗ trợ vốn tới mức tối đa theo các quy định của Nhà nước để các địa phương triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, TTCN làng nghề, phối hợp với các tổ chức tín dụng Trung ương và địa phương, các quỹ tín dụng, hình thành môi trường mềm hơn, giúp các tổ, hộ ngành nghề sản xuất TTCN tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thu hút nhiều lao động khu vực làng nghề hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu và giảm theo tỷ lệ phần tăm trong 5 năm tiếp theo. Để khuyến khích và tạo cho làng nghề phát triển cần thực hiện việc miễn giảm thuế đối với cơ sở dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, các trung tâm dạy nghề truyền thống, các cơ sở dạy nghề tư nhân. Đồng thời phải kiên quyết xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất trốn thuế, lậu thuế.

Hình thành các tổ chức hiệp hội, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Các cơ quan ban ngành liên quan cấp tỉnh, cấp huyện cần hướng dẫn thành lập hiệp hội ngành nghề như: thêu, dệt, may, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ... và nâng cao vai trò của các hiệp hội trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ uy tín sản phẩm của làng nghề.

Bảo vệ môi trường sinh thái cho làng nghề. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, các đề tài khoa học về xử lý môi trường các làng nghề trọng điểm, sau đó tiến hành xử lý các làng nghề khác trong toàn tỉnh. Khi quy hoạch làng nghề cần chú ý đến công tác bảo vệ môi trường, có phương án bố trí lại khu sản xuất thành cụm công nghiệp tập trung, áp dụng

công nghệ ít ô nhiễm. Ở những nơi sản xuất có chất thải độc hại phải tách các cở sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong các làng nghề. Thành lập các bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát thực thi về môi trường ở các làng nghề. Giáo dục cho mọi người hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Phải thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về môi trường cho cán bộ trong làng nghề thông qua các trung tâm dạy nghề hoặc các trường đào tạo của nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thực hiện đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời có kế hoạch thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng cho làng nghề vay vốn không cần tài sản thế chấp để đầu tư vào việc xử lý chất thải và khói bụi độc hại. Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với những làng nghề làm tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra chính quyền địa phương nên phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các làng nghề cũng như xây dựng các khu dân cư văn hóa, khu dân cư văn hóa kiểu mẫu trong các làng nghề.

Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với làng nghề. Tập trung vào việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nghề và làng nghề nói riêng. Trên cơ sở đó xây dựng các chương trình đồng bộ với mục tiêu giữ vững và phát triển các làng nghề, du nhập nghề mới. Chú ý khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.

Để thực hiện sự giúp đỡ có hiệu quả của nhà nước đối với làng nghề, cần phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các nguồn vốn hỗ trợ cho xử lý môi trường, nước sạch nông thôn, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thị trường, thuế, vốn…

Tăng cường công tác quản lý làng nghề trong điều kiện hiện nay cần sự trực tiếp chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã. Theo dõi và nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ, các cơ sở sản xuất để các cơ quan cấp trên có thể đưa ra các quyết định đúng đắn có tính khả thi cao. Kết hợp công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.

Dù tiềm năng còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, khả năng đổi mới công nghệ hạn chế, song các doanh nghiệp TTCN ở nông thôn lại gánh trên vai sứ mệnh nặng nề, là thành phần chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. So với nhiều địa phương trong cả nước thì việc phát triển ngành nghề TTCN nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đang ở mức nhân cấy và duy trì nghề. Vì vậy, không thể để mặc các doanh nghiệp tự xoay sở với muôn vàn khó khăn. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về các nguồn vốn ưu đãi, các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, TTCN.

KẾT LUẬN

Làng nghề ở Hà Tĩnh có vị trí, vai trò hết sức to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng, làng nghề được phục hồi và phát triển, sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng và phong phú. Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề cho phép khai thác triệt để tiềm năng về lao động, về nguyên liệu và trình độ tinh xảo của các nghệ nhân. Đối với Hà Tĩnh, trong quá trình phát triển, các làng nghề đã bắt đầu phát huy được các lợi thế song vẫn còn đứng trước rất nhiều khó khăn.

Hà Tĩnh là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, điều kiện khí hậu khắc nhiệt, dân số đông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Làng nghề ở Hà Tĩnh hình thành sớm và có một số nghề phát triển khá mạnh. Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, làng nghề ở Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh việc khôi phục những nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có du nhập thêm một số nghề mới có triển vọng phát triển trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo nguồn thu nhập nâng cao đời sống, biến những tiềm năng của tỉnh thành hàng hóa, góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy vậy, phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh vẫn đang còn nhiều hạn chế như: Số lượng làng nghề còn ít, quy mô nhỏ, sản phẩm chưa phong phú, hầu hết là sản phẩm thông dụng, thị phần hẹp và sức cạnh tranh thấp, nhiều làng nghề đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, ảnh hưởng môi trường sinh thái... Sự phát triển của làng nghề ở Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp

CNH, HĐH khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đặt ra.

Sự phát triển mạnh mẽ làng nghề ở Hà Tĩnh là hình thức tốt nhất nhằm huy động nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng thành công nông thôn mới. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của làng nghề ở Hà Tĩnh cần phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó đặc biệt chú trọng đến chính sách tạo vốn, chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 89 - 95)